Hỏi Đáp

Sâu răng hàm là gì? Cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả nhất

Sâu răng hàm không phải là một chứng bệnh xa lạ nhưng những cơn đau nhức do sâu răng hàm gây ra lại vẫn luôn khiến mọi người sợ hãi. Vậy sâu răng hàm là gì, các mức độ và nguyên nhân gây sâu răng ra sao, có phương pháp nào có thể chữa sâu răng hàm tại nhà không? 

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng là một trong những vấn đề nghiêm trọng thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Dưới tác động của vi khuẩn và acid bệnh lý này phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt thân răng hoặc chân răng rồi đến men răng, ngà răng và cuối cùng là phá hoại tủy. Sâu răng có thể phát triển ở tất cả các vị trí của răng nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là sâu răng nhai.

Người bình thường sẽ có 32 chiếc răng, trong đó những chiếc răng hàm sẽ phụ trách nhiệm vụ chính là nhai và nghiền nát thức ăn nên răng hàm thường có nguy cơ cao bị sâu hơn những răng khác vì không dễ dàng làm sạch nếu thức ăn bám vào các kẽ răng.

Sâu răng hàm sẽ gây đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và đối với những ca nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể. Đặc biệt sâu răng hàm dưới trong cùng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Tim mạch, hô hấp, tiểu đường, viêm cầu thận, viêm nội khớp…

Sâu răng hàm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Sâu răng hàm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sâu răng viêm xoang có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào?

Các mức độ của sâu răng hàm

Theo các chuyên gia nha khoa, sâu răng hàm trên trong cùng được các chuyên gia nha khoa chia thành 3 cấp độ như sau:

Sâu răng độ 1

Biểu hiện của sâu răng hàm độ 1 là những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (hoặc nâu) sẽ xuất hiện trên bề mặt răng nhưng thông thường sẽ chưa cảm thấy đau nhức hay khó chịu. Khi mắc sâu răng hàm độ 1 mọi người nên thường xuyên răng miệng một cách cẩn thận. Mọi người nên loại bỏ vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để tránh bệnh chuyển biến sang sâu răng độ 2.

Sâu răng độ 2

Khi mắc sâu răng hàm độ 2, mọi người sẽ cảm thấy đau nhức răng khi ăn uống. Lúc này vi khuẩn sâu răng đã bắt đầu tấn công vào trong cấu trúc tủy răng và dẫn đến sự phá hủy men răng.

Ở giai đoạn này, cách tốt nhất là nhanh chóng đi trám răng càng sớm càng tốt. Cụ thể các nha sĩ sẽ vệ sinh vết sâu để ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Tiếp theo đắp vật liệu trám răng vào lỗ sâu, nhằm khôi phục lại cấu trúc răng mất và hạn chế vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào tuỷ răng.

Sâu răng độ 3

Sâu răng hàm độ 3 khiến mọi người cảm nhận những cơn đau nhức, thậm chí dữ dội lúc về đêm. Lúc này vi khuẩn sẽ ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây ra tình trạng viêm tủy răng có thể dẫn đến áp xe răng, mất răng hay nhiễm trùng máu.

Khi mắc sâu hàm độ 3 thì hãy ngay lập tức gặp nha sĩ. Nếu chân răng chưa bị vi khuẩn tấn công đến thì mọi người vẫn có thể trám răng nhưng trong trường hợp tủy răng đã bị phá huỷ nhiều thì phải nhổ bỏ răng để tránh nhiễm trùng xương hàm.

Tìm hiểu nguyên nhân, mức độ sâu răng hàm và các phương pháp chữa trị tại nhà
Tìm hiểu nguyên nhân, mức độ sâu răng hàm và các phương pháp chữa trị tại nhà

Top 8 cách trị sâu răng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng hàm, trong đó có các nguyên nhân nổi trội sau:

  • Độ tuổi: Càng lớn tuổi thì cả răng và nướu đều bị lão hóa dần theo thời gian. Các chức năng bảo vệ răng miệng bị suy giảm khiến răng dễ bị sâu hơn. Bên cạnh đó người cao tuổi có hệ miễn dịch kém thường sử dụng nhiều loại thuốc để chữa bệnh gây giảm lưu lượng nước bọt dẫn đến nguy cơ sâu răng. Ngoài ra người có tuổi do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể dễ xảy ra tình trạng nướu bị tụt khỏi hàm. Việc này gây nên tình trạng hình thành mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn gây ra sâu răng.
  • Thiếu nước bọt: Nước bọt có chức năng ngăn ngừa sâu răng trong cùng vì góp phần rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng. Thêm vào đó các chất được tìm thấy trong nước bọt đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là có tác dụng chống lại axit do vi khuẩn gây sâu răng tạo ra.
  • Trám răng: Trám răng vốn là một trong những phương pháp chữa trị sâu răng tuy nhiên phương pháp chữa trị này là sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy. Cách này sẽ bổ sung vào phần mô răng bị khuyết nhưng theo thời gian vật liệu nhân tạo này có thể bị phá vỡ, thay đổi trở nên xù xì sắc nhọn và không còn bằng phẳng. Nó khiến mảng bám dễ dàng tích tụ và khó loại bỏ hơn
  • Ợ nóng: Khi có triệu chứng ợ nóng, mọi người có thể cảm thấy chất lỏng mùi vị khó chịu trào ngược lên từ dạ dày thậm chí có thể kèm theo một ít dịch thức ăn vẫn đang trong quá trình tiêu hóa. Chất lỏng này chính là axit trong dạ dày gây mòn men răng và tổn thương răng nghiêm trọng. Việc này làm lộ ra ngà răng nhiều hơn khiến ngà răng bị tấn công bởi vi khuẩn gây ra sâu răng hàm.
  • Rối loạn ăn uống: Bệnh lý rối loạn ăn uống thường mắc là chán ăn hoặc cuồng ăn. Vì rối loạn ăn uống sẽ gây ra triệu chứng nôn ói. Khi nôn nhiều lần thì axit dạ dày sẽ tác động trên răng và hòa tan men răng. Ngoài ra bệnh lý rối loạn ăn uống còn cản trở quá trình sản xuất nước bọt.
  • Vệ sinh răng miệng không đầy đủ: Mọi người không làm sạch răng ngay sau khi ăn và uống, các mảng bám sẽ nhanh chóng hình thành dẫn đến sâu răng đặc biệt là sâu răng hàm dưới trong cùng vì thức ăn rất dễ dắt vào những chiếc răng nhai.
  • Răng không được nhận đủ fluoride: Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có khả năng ngăn ngừa sâu răng hàm và giúp đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng. Loại khoáng chất này có thể giúp mọi người chữa trị trong giai đoạn đầu của răng hàm.
  • Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt hay thường xuyên ăn vặt rất dễ gây sâu răng vì những loại thức ăn ngọt như sữa, đường, bánh kẹo, mật ong, kem, ngũ cốc, nước ngọt… rất dễ bám vào răng trong thời gian dài, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển. Bên cạnh đó đồ ăn vặt có chứa nhiều chất axit gây hại nên thường xuyên sử dụng, sẽ dễ làm tổn hại đến răng.
  • Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu: Do nhiều tác động chủ quan và khách quan mà nhiều người có chân răng yếu, bị nứt hoặc vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, dẫn đến nguy cơ sâu răng.
  • Sự tiếp xúc giữa người và người: Nhiều người thường không biết một sự thật là vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ người này sang người khác qua việc sử dụng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt…
Vệ sinh răng miệng sai cách và thiếu nước bọt là nguyên nhân gây ra sâu răng hàm.
Vệ sinh răng miệng sai cách và thiếu nước bọt là nguyên nhân gây ra sâu răng hàm.

Sâu răng số 5 nguy hiểm không? Giải pháp điều trị sâu răng số 5

Điều trị sâu răng hàm như thế nào?

Răng hàm bị sâu cần được điều trị kịp thời để tránh những cơn đau và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phương pháp chữa sâu răng hàm đơn giản tại nhà

Nếu tình trạng sâu răng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chữa trị sâu răng hàm tại nhà.

Phương pháp chữa sâu răng hàm bằng lá bàng

Trong lá bàng sở hữu các chất flavonoid, saponin, phytosterol và tannin có khả năng sát khuẩn. Các chất này có còn có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn và giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm một cách đáng kể. Mọi người có thể sử dụng lá bàng non xay nhuyễn với muối biển và nước lọc để súc miệng hằng ngày đặc biệt là súc miệng trước khi đi ngủ.

Phương pháp chữa sâu răng hàm bằng lá ổi

Lá ổi sở hữu nhiều hợp chất Astringents có chức năng kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp nướu săn chắc và giảm cơn đau nhức răng cực kỳ hiệu quả. Mọi người có thể sử dụng lá ổi đã được rửa sạch giã nát cùng với muối và nước ấm rồi lọc lấy nước. Tiếp theo sử dụng tăm bông thấm nước hỗn hợp vào những chỗ sâu trên răng. Còn một phương pháp khác là mọi người có thể đun sôi lá ổi với nước sôi để làm thành dung dịch súc miệng hằng ngày. Dung dịch này có thể giảm đau răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.

Phương pháp chữa sâu răng hàm bằng lá tía tô

Cây tía tô có tác dụng khử mùi hôi miệng, giảm đau nhức khi bị viêm nhiễm do sâu gây nên. Vì tía tô sở hữu các thành phần chất kháng viêm, kháng khuẩn cao. Mọi người có thể giã nhỏ lá tía tô hòa với nước ấm để chấm vào vị trí sâu răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Lá tía tô có thể chống viêm và loại bỏ vi khuẩn sâu răng.
Lá tía tô có thể chống viêm và loại bỏ vi khuẩn sâu răng.

Điều trị tại nha khoa

Cách tốt nhất để chữa các bệnh về răng miệng đặc biệt là sâu răng nhai là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị  bằng các kĩ thuật tây y hiện đại nhất.

Trám răng hàm bị sâu

Trám răng là bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu nha khoa để lấp đầy những lỗ hổng do vi khuẩn sâu răng gây ra để khôi phục và bảo vệ cấu trúc răng thật. Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển ở lỗ sâu. Tiếp theo bác sĩ tiến hành trám các chất liệu nha khoa vào lỗ hổng. Bước cuối cùng, xử lý lại bề mặt vết trám để không gây cộm cấn, khó chịu cho người bệnh.

Điều trị sâu răng hàm vào tủy

Trường hợp sâu răng lan vào tuỷ, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh áp dụng quy trình điều trị tuỷ. Tùy theo trình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn gây tê cho răng hoặc không. Bước tiếp theo bác sĩ mở tuỷ, làm sạch và tạo dạng ống tuỷ rồi trám bít lại. Nếu răng hàm sâu bị vỡ lớn, bác sĩ sẽ đặt chốt ống tủy để gia cố và tạo lưu vững chắc cho thân răng. Trường hợp này có thể làm phục hình răng sứ cho chiếc răng bị sâu của người bệnh để đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài.

Nhổ răng răng hàm sâu bị vỡ lớn

Trường hợp răng hàm bị mất chất quá nặng không thể phục hồi hay gây viêm nhiễm lan rộng, người bệnh bắt buộc phải nhổ răng, nạo tổ chức viêm. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi lại chỗ răng bị nhổ bằng cầu răng hay implant.

Xem thêm: Sâu răng ăn vào tủy thì phải làm sao, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Khi răng sâu không thể phục hồi, người bệnh bắt buộc phải nhổ răng.
Khi răng sâu không thể phục hồi, người bệnh bắt buộc phải nhổ răng.

Chữa sâu răng hàm ở người lớn bằng thuốc Đông y

Nếu người bệnh bị sâu răng hàm không muốn tốn tiền đến nha khoa thì có thể sử dụng những loại thuốc đông y sau đây để điều trị sâu răng:

Thuốc trị sâu răng Đông Y Thanh Tuấn

  • Công dụng:  Điều trị sâu răng, sâu tủy răng, ê buốt chân răng, giúp giảm đau, tiêu viêm hiệu quả.
  • Thành phần: đinh hương, bạch phàn, ngũ bội tử, lá trầu không, bạch chỉ,…
  • Giá thành: 300.000 VND/chai.
  • Cách sử dụng: Nếu là thuốc nước, người lớn ngậm thuốc từ 2-3 lần/ngày, trẻ em 1-2 lần/ngày, sau đó nhổ bỏ và súc miệng bằng  nước sạch. Lưu ý không được nuốt thuốc. Nếu là thuốc dạng bột, người bệnh chấm thuốc vào chỗ răng hàm bị sâu, để khoảng 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ. Ngậm thuốc từ 2-3 lần mỗi ngày.

Thuốc trị sâu răng Nam Hoàng

  • Công dụng: trị sâu răng, viêm nướu, ngứa chân răng, sưng bọng răng,…
  • Thành phần: tế tân, bạch chỉ, bình lang, uy linh tiên,…
  • Giá tiền: 350.000 VND/lọ.
  • Cách sử dụng: Sử dụng tăm bông chấm thuốc lên răng hàm bị sâu từ 2 – 4 lần/ngày, không cần rửa lại với nước sạch.

Thuốc trị sâu răng An Khánh Tâm

  • Công dụng: chữa trị nhức răng, viêm nướu, ê buốt chân răng, hôi miệng, giúp nướu và răng trở lên săn chắc, khỏe mạnh hơn.
  • Thành phần: cây dương xỉ, năng rắn, hạt răng….
  • Giá tiền: 180.000 đến 200.000 nghìn/1 lọ
  • Cách sử dụng: Người lớn ngậm trực tiếp 20 – 25 ml thuốc trong vòng 10 phút, ngày ngậm từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Còn với trẻ em, sử dụng liều lượng bằng một nửa của người lớn, pha loãng thuốc với nước theo tỉ lệ 1 : 1. Trong trường hợp trẻ không chịu ngậm thuốc, cha mẹ có thể dùng tăm bông chấm thuốc vào vị trí răng hàm sâu của bé
Thuốc trị sâu răng An Khánh Tâm thích hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Thuốc trị sâu răng An Khánh Tâm thích hợp cho cả người lớn và trẻ em.

Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn

Khám điều trị sâu răng hàm ở đâu?

Để việc điều trị sâu răng hàm được tốt nhất, người bệnh nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín, an toàn. Một số phòng khám và bệnh viện dưới đây được các bệnh nhân đánh giá cao:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội – Địa chỉ: 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Nha khoa Hà Nội Sydney – Địa chỉ: 92 Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Khoa Răng miệng – Bệnh viện Quân y 103 – Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội
  • Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch Mai – Địa chỉ: Tầng 1, nhà A7, Bệnh viện Bạch Mai – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện quốc tế Hồng Ngọc – Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội
  • Nha khoa Paris – Cơ sở 1: 39 Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm – Cơ sở 2: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa
  • Nha khoa Quốc tế Việt Pháp – Cơ sở 1: 24 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy – Cơ sở 2: 6 Thái Hà, Đống Đa – Cơ sở 3: 29 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng
  • Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương TPHCM – Số 201A, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. HCM
  • Bệnh viện Răng hàm mặt WorldWide – Địa chỉ: 244A Cống Quỳnh Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt UCARE – Địa chỉ: 487B Nguyễn Đình Chiểu, P. 2, Q. 3, TP. HCM
  • Bệnh viện răng hàm mặt Á Âu – Địa chỉ: 32D Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM.
  • Nha khoa I-Dent – Cơ sở 1: 193A – 195 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5, – Cơ sở 2: Số 19V Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Nha khoa Đông Nam – Cơ sở 1: Số 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận – Cơ sở 2: Số 614 – 616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM

Hướng dẫn phòng ngừa sâu răng

Sâu răng hàm gây ra rất nhiều hệ quả xấu nên mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây để phòng ngừa bệnh lý này:

  • Đánh răng đúng cách 2-3 lần/ngày với kem đánh răng có chứa flour.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa còn sót lại giữa các kẽ răng
  • Lưu ý vệ sinh cả lưỡi mỗi khi đánh răng.
  • Súc miệng bằng nước muối để hỗ trợ làm sạch vi khuẩn khoang miệng.
  • Giảm ăn đường hoặc thức ăn có chứa tinh bột, đường
  • Bổ sung trái cây và rau xanh vì chất xơ trong trái cây và rau xanh giúp làm sạch mảng bám trên răng.
  • Nên uống nhiều nước để giúp tăng tiết nước bọt, hỗ trợ bảo vệ cả mô mềm và mô cứng trong miệng.
  • Khám răng định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý về răng miệng nếu có, vì các bệnh răng miệng ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về sâu răng hàm cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng sẽ cung cấp thêm thông tin giúp ích cho bạn đọc trong quá trình bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé!

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nha Khoa Hoàng Gia: Chất Lượng Dịch Vụ, Bác Sĩ Như Thế Nào?
Nha Khoa Hoàng Gia: Chất Lượng Dịch Vụ, Bác Sĩ Như Thế Nào?

Nếu các bạn đang tìm kiếm một cơ sở nha khoa uy tín tại Hà Nội thì có thể tham khảo nha khoa Hoàng Gia....

Keo dán răng sứ
Keo dán răng sứ: Các loại và lưu ý khi sử dụng để đạt kết quả tốt nhất

Keo dán răng sứ là một vật liệu nha khoa cần thiết trong quá trình bọc răng sứ. Sản phẩm sẽ giúp cho mão sứ...

Những trường hợp không nên bọc răng sứ
ViDental Clinic: Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn bởi vừa giúp khắc phục các khuyết điểm trên...

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất
Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất

Dịch vụ niềng răng trả góp không còn quá xa lạ với những khách hàng mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, chắc khỏe...

sún răng cửa
Sún răng cửa ở trẻ nhỏ nên xử trí như thế nào?

Sún răng cửa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là các bé đang trong nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình...

Cách trị nấm lưỡi bản đồ với rau ngót
Bật mí các cách chữa nấm lưỡi bản đồ được đánh giá cao nhất

Nấm lưỡi bản đồ được biết tới là một căn bệnh gây ra khó chịu, đau đớn nếu không có phương án điều trị kịp...

Sâu răng có mủ
Bị Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Đau Răng Ê Buốt

Ê buốt răng và chân răng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này gây cảm giác ê buốt khó chịu cho người...

ReviewNK