Hỏi Đáp

Tổng hợp các cách điều trị áp xe răng hiệu quả cần lưu lại ngay

Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh lơ là, không để ý. Cách điều trị áp xe răng như thế nào mới đúng? Các loại thuốc nào được chỉ định sử dụng? 

Vì sao phải điều trị áp xe răng kịp thời?

Áp xe răng khiến cho bên trong nướu, chân răng tích tụ mủ. Bệnh thường đi kèm với các bệnh lý khác như sâu răng, viêm nha chu hoặc viêm tủy. Nếu không có phương án chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ có thể khiến mất răng vĩnh viễn. Căn bệnh này có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, kể cả trẻ em.

Áp xe răng khiến cho bên trong nướu, chân răng tích tụ mủ
Áp xe răng khiến cho bên trong nướu, chân răng tích tụ mủ

Nếu trị áp xe răng sớm sẽ có những lợi ích nhất định. Quá trình thực hiện đơn giản, thời gian nhanh chóng và không tốn nhiều chi phí. Khả năng ăn nhai diễn ra bình thường và nó cũng tránh được các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nhiều trường hợp vì điều trị chậm trễ dẫn tới tâm lý, sức khỏe bị suy giảm. Các cơn đau lúc này sẽ kéo dài khiến cho việc ăn uống không thể bình thường. Để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xảy ra, bạn phải tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm, càng tốt.

Cách điều trị áp xe răng tại nhà

Với những trường hợp áp xe răng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị áp xe răng tại nhà sau đây:

Điều trị áp xe răng với nước muối

Cách đơn giản nhất để điều trị bệnh lý về răng miệng đó là sử dụng nước muối súc miệng mỗi ngày. Trong thành phần của nước muối có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm đau an toàn. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giúp cho răng khỏe mạnh, cứng cáp hơn.

Điều trị áp xe răng với nước muối tại nhà đơn giản
Điều trị áp xe răng với nước muối tại nhà đơn giản

Người bị viêm nha chu, sâu răng cũng nên súc miệng với nước muối hàng ngày. Điều này giúp chữa áp xe răng tạm thời, giảm bớt triệu chứng khó chịu. Để đảm bảo việc súc miệng diễn ra hiệu quả, hãy mua nước muối sinh lý tại quầy thuốc chứ không nên tự pha. Vì khi pha sai nồng độ cũng ảnh hưởng nhiều tới quá trình điều trị.

Điều trị áp xe răng với trà túi lọc

Trong thành phần của trà có chứa các hợp chất giúp kháng khuẩn, giảm đau, thơm miệng. Đây cũng là lý do vì sao cách trị áp xe răng bằng trà túi lọc được nhiều người lựa chọn giúp giảm cơn đau.

Khi uống trà xong, bạn sử dụng túi trà này đem chườm vào khu vực răng bị đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, cơn đau biến mất dễ dàng.

Điều trị áp xe răng với lá trầu không

Lá trầu không có thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt.
Lá trầu không có thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt.

Lá trầu không có thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Người bệnh sử dụng 3 lá trầu không đem rửa sạch với nước, sau đó đem đi giã nhuyễn. Cho thêm chút nước vào cùng rồi lọc lấy nước cốt. Bỏ thêm chút muỗi, khuấy đều hỗn hợp. Sử dụng nước này súc miệng mỗi ngày 3 lần giúp cơn đau giảm đáng kể.

Cách chữa trị áp xe răng tại nha khoa

Các cách điều trị bệnh áp xe chân răng tại nhà ở trên chỉ có tác dụng trong việc giảm triệu chứng chứ không giúp loại bỏ triệt để. Vì thế, người bệnh cần phải được khám và can thiệp bằng kỹ thuật nha khoa. Nó sẽ giúp vết thương nhanh lành, giảm cơn đau nhanh chóng. Tùy vào từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng các cách điều trị sau đây:

Dẫn lưu áp xe

Trường hợp bệnh nhân bị áp xe với kích thước lớn thường được chỉ định sử dụng phương pháp này. Các bác sĩ sẽ phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó trên lợi tạo vết cắt nhỏ để dẫn lưu áp xe qua đó. Vết thương được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối. Nhưng cũng cần chú ý, dẫn lưu áp xe chỉ có tác dụng tạm thời.

Nhổ răng

Nhổ răng được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị áp xe rặng
Nhổ răng được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị áp xe rặng

Trường hợp áp xe quanh chóp đã ở mức độ nặng, khó có khả năng hồi phục thì cần phải tiến hành nhổ bỏ răng. Nếu giữ lại sẽ khiến các răng xung quanh bị ảnh hưởng hoặc gây ra một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị tủy

Đây là phương pháp các bác sĩ lấy hết phần tủy đang bị viêm. Tiếp đến vệ sinh ống tủy, buồng tủy và phục hồi thân răng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành sẽ khiến răng bị suy giảm tuổi thọ. Trong trường hợp giữ gìn, bảo vệ răng tốt thì việc ăn có thể thực hiện được 15 đến 25 năm.

Điều trị áp xe răng bằng thuốc gì?

Bên cạnh 2 phương pháp ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị áp xe nướu răng. Thuốc có tác dụng giúp vi khuẩn được ngăn chặn sự phát triển. Tùy vào từng trường hợp, mức độ nhiễm trùng mà sẽ sử dụng loại thuốc khác nhau.

Nhóm thuốc Penicillin

Nhóm thuốc này chuyên dùng để điều trị áp xe răng. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định, có một số vi khuẩn thường kháng Penicillin. Do đó, kết quả chữa trị có thể không đạt hiệu quả. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị ứng do thành phần của thuốc.

Nhóm thuốc Azithromycin

Đây là nhóm thuốc có tác dụng trong việc ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Thường được dùng cho những trường hợp bệnh nhân dị ứng với Penicillin. Bác sĩ sẽ trực tiếp hướng dẫn cách sử dụng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây ra một số những tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, ăn uống không ngon miệng.

Xem thêm: TOP 4 loại thuốc điều trị áp xe răng tốt nhất thị trường được chỉ định

Sử dụng thuốc điều trị áp xe răng
Sử dụng thuốc điều trị áp xe răng

Trên đây là 3 cách điều trị áp xe răng hiệu quả hiện nay. Để chắc chắn, bạn cần tới bệnh viện, cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình!

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện
Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện

Hiện nay trong ngành nha khoa thì dán Veneer đang là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ được nhiều người quan tâm và ưa...

Nấm miệng trẻ em còn có tên khác là tưa lưỡi hoặc đẹn trăng
Nấm miệng ở trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nấm miệng ở trẻ là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh do nấm candida albican xâm nhập vào khoang miệng của trẻ nhỏ. Nếu quá...

Phương pháp dùng cau ngâm rượu trị sâu răng được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao
Bật mí cách sử dụng cau ngâm rượu trị sâu răng hiệu quả tại nhà

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng rất dễ bắt gặp hiện nay. Chúng có thể xảy ra ở bất kỳ đối...

viêm nha chu
Viêm Nha Chu Là Gì, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng phổ biến hiện nay. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở bất cứ người...

Nha Khoa Hoàng Gia: Chất Lượng Dịch Vụ, Bác Sĩ Như Thế Nào?
Nha Khoa Hoàng Gia: Chất Lượng Dịch Vụ, Bác Sĩ Như Thế Nào?

Nếu các bạn đang tìm kiếm một cơ sở nha khoa uy tín tại Hà Nội thì có thể tham khảo nha khoa Hoàng Gia....

Trồng răng sứ loại nào tốt nhất? Răng sứ kim loại hay răng toàn sứ?
Trồng Răng Sứ Loại Nào Tốt Nhất, Được Nhiều Người Yêu Thích Nhất?

Mất răng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của mỗi người. Bởi vậy mà nhu...

Trồng Răng Sứ Ở Đâu Tốt TPHCM Và 13 Địa Chỉ Uy Tín Nhất
Trồng Răng Sứ Ở Đâu Tốt TPHCM – Gợi Ý 13 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Trồng răng sứ ở đâu tốt TPHCM là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Do đây là một trong những phương...

nấm miệng
Nấm miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách để điều trị hiệu quả

Nấm miệng không phải là bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nó lại khiến người bệnh gặp khá nhiều bất tiện...

ReviewNK