Hỏi Đáp

Sâu răng nhẹ khi nào cần điều trị? Giải pháp trị sâu răng nhẹ an toàn, hiệu quả nhất

Sâu răng là tình trạng răng bị hư hại do lớp axit bào mòn men răng. Có 3 giai đoạn sâu răng chính: sâu răng nhẹ (sâu men răng), sâu ngà nông và sâu ngà sâu. Ở mỗi giai đoạn có phương pháp điều trị riêng biệt. Tuy nhiên đây là giai đoạn mà nhiều người chủ quan nhất. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Những thông tin cần chú ý sẽ có đầy đủ trong bài viết sau

Sâu răng nhẹ là gì? Đối tượng bị bệnh

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định không thể chủ quan.

Sâu răng nhẹ là gì?

Sâu răng nhẹ là tình trạng sâu răng ở giai đoạn đầu, các biểu hiện sâu răng mới chớm phát triển, khó nhận biết bằng mắt thường. Giai đoạn này mảng bám ở chân răng chứa các vi khuẩn và axit bắt đầu tấn công lớp men răng.

Đây là giai đoạn mà rất nhiều người mang tâm lý chủ quan do chưa có triệu chứng quá khó chịu, cũng không gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này có khả năng xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu không kịp thời điều trị sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn sâu răng mới bắt đầu với những tổn thương ở mức độ nhẹ nên việc điều trị khá đơn giản. Do đó hãy nắm bắt những triệu chứng để điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sức khỏe răng miệng.

Đối tượng nào dễ bị sâu răng nhẹ?

Tuy sâu răng nhẹ có thể bị mắc bởi bất cứ đối tượng nào, ở bất cứ độ tuổi nào nhưng ở nhóm người sau đây, nguy cơ mắc cao nhất.

  • Trẻ em

Theo số liệu thống kê của các nghiên cứu mới nhất năm 2021, đối tượng mắc sâu răng nhẹ nhiều nhất là trẻ em. Nguyên nhân do men răng sữa của trẻ em non yếu, nhạy cảm và dễ tổn thương hơn men răng người lớn. Mặt khác, thói quen ăn uống của trẻ em là ăn quá nhiều kẹo, bánh ngọt nhiều đường.

Đồng thời lại chưa hình thành được thói quen vệ sinh răng miệng khoa học sau khi ăn, để lại nhiều mảng bám trên răng trong thời gian dài. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trong khoang miệng phân hủy đường tạo thành axit bào mòn men răng. Chính vì vậy tình trạng này rất phổ biến ở trẻ em.

  • Người già

Đối tượng có tỷ lệ sâu răng nhẹ cao chỉ xếp sau trẻ em là người già. Nguyên nhân cũng tương tự như với trẻ em. Ở người già răng đã thoái hóa, men răng suy yếu. Do đó nhạy cảm với các kích thích, vi khuẩn cũng dễ xâm nhập tấn công răng.

  • Người đã hàn răng nhiều lần

Nhóm người có nguy cơ sâu răng nhẹ cao tiếp theo là những đối tượng đã hàn răng nhiều lần hoặc đã trải qua các cuộc phẫu thuật can thiệp về răng. Ở những đối tượng này men răng cũng bị suy yếu.

Do đó không có khả năng bảo vệ răng chống lại tác động từ các vi khuẩn, axit – nguyên nhân gây sâu răng. Từ đó nguy cơ mắc bệnh cũng vì thế mà ngày càng gia tăng ở nhóm người này.

  • Người có thói quen ăn ngọt

Những người thường xuyên ăn nhiều đường cũng dẫn đầu về nguy cơ bị sâu răng nhẹ. Các nghiên cứu mới nhất chỉ rõ có 95% số người mắc là những người tiêu thụ nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Nếu bạn đang thắc mắc việc ăn nhiều hoa quả chứa đường có gây sâu răng nhẹ không thì chúng tôi xin trả lời:

Rất hiếm khi nguyên nhân của bệnh sâu răng bắt nguồn từ hoa quả dù có chứa đường. Vì hoa quả chứa nhiều chất xơ sẽ làm sạch ngay đường khi bạn đang ăn. Do đó đường không thể tạo thành mảng bám trên bám lâu dài để vi khuẩn phân hủy tạo axit gây sâu răng.

Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị

Đây là câu hỏi mà đa số mọi người đều mang tâm lý chủ quan. Vì là sâu răng nhẹ, chưa biểu hiện nhiều triệu chứng nên được nhiều người cho rằng không nguy hiểm. Nhưng sự thật là thế nào?

  • Răng nhạy cảm hơn

Ở giai đoạn sâu răng nhẹ bạn có thể chủ quan vì chưa cảm nhận được nhiều các kích thích. Nhưng không điều trị kịp thời khiến các lỗ sâu lan rộng hơn, hậu quả sẽ nghiêm trọng.

Dù giai đoạn đầu chưa cảm nhận được hết các kích thích chứ không phải không hề cảm nhận được. Khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hay quá lạnh, đồ ăn ngọt dễ khiến bạn ê buốt. Mức độ ê buốt càng tăng chứng tỏ bạn sắp chuyển tới giai đoạn sâu răng nghiêm trọng hơn. Do vậy tuyệt đối không nên chủ quan khi nhận biết được dấu hiệu đầu tiên.

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Giai đoạn đầu ít nhiều có những ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhận biết được bằng mắt thường. Răng bạn có thể bắt đầu hình thành những đốm trắng hoặc lỗ đen li ti. Nếu tình trạng lan rộng hơn sẽ càng gây mất thẩm mỹ hơn.

  • Phát triển các bệnh lý răng miệng

Giai đoạn này không được điều trị sớm sẽ là điều kiện phát sinh các bệnh lý răng miệng khác. Cụ thể là viêm tủy, viêm nha chu,… Đây là những bệnh lý rất nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi sâu răng nhẹ nguy hiểm không, chúng tôi xin trả lời là có. Tuy mức độ nhẹ nhưng sẽ gây hậu quả lớn về sau.

Sâu răng nhẹ rất nguy hiểm, không thể chủ quan trong việc điều trị. Hãy đi khám nha sĩ ngay nếu bạn gặp các vấn đề:

  • Răng bắt đầu ngả màu: từ trắng chuyển vàng, sau đó là nâu đen
  • Nhạy cảm hơn: Cảm nhận rõ ràng hơn các kích thích ê buốt từ thức ăn quá nóng, quá lạnh
  • Bắt đầu xuất hiện những cơn đau dù ở mức độ nhẹ
  • Có biểu hiện sưng nướu, viêm nướu.

Nguyên nhân sâu răng nhẹ

Một trong những giải pháp phòng ngừa sâu răng nhẹ là tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó có ý thức hơn trong việc điều chỉnh thói quen sống.

Quá trình sâu răng nhẹ khởi đầu từ các mảng bám trên răng do thức ăn thừa tồn đọng lại. Vi khuẩn sẽ phân hủy đường trong mảng bám hình thành nên các axit ăn mòn men răng.

Các mảng bám hình thành, bám lâu dài trên bề mặt răng mang theo số lượng lớn vi khuẩn và axit tấn công từ lớp ngoài cùng của răng. Theo thời gian, sâu răng là điều tất yếu xảy ra.

Những nguyên nhân xúc tác cho quá trình trên diễn ra nhanh chóng bao gồm:

  • Tiêu thụ nhiều carbohydrate: Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn giàu carbohydrate làm gia tăng nguy cơ hình thành nên các mảng bám. Vi khuẩn phân hủy đường trong các mảng bám gây nên tình trạng sâu răng nhẹ.
  • Vệ sinh răng miệng không khoa học: Răng miệng không được vệ sinh đúng cách là thói quen xấu của nhiều người. Từ đó là nguyên nhân không thể đánh bật được các mảng bám, tạo điều cho vi khuẩn gây sâu răng có môi trường phát triển mạnh.
  • Mắc bệnh về nướu: Bệnh nhân mắc các bệnh về nướu rất dễ có nguy cơ bị tụt nướu. Các khoảng trống hình thành khiến thức ăn thừa dễ đọng lại, hình thành nên mảng bám. Các mảng bám không được làm sạch, bám dai dẳng là nguyên nhân trực tiếp gây sâu răng.
  • Miệng khô: Miệng khô do thói quen uống ít nước hoặc thở bằng miệng cũng tạo môi trường cho các vi khuẩn gây sâu răng hoạt động. Thể tích nước bọt giảm biến đổi môi trường trong khoang miệng từ kiềm thành axit. Khi đó là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn tạo axit phân hủy men răng.
  • Thiếu hụt các khoáng chất: Do chế ăn không khoa học mà một số đối tượng dễ mắc sâu răng nhẹ do thiếu khoáng chất. Các khoáng chất flour, canxi,.. cực kỳ cần thiết để bảo vệ men răng. Do đó nếu nước nhà bạn không chứa flour cần tham khảo ngay giải pháp bù đắp flour cho răng từ nha sĩ.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sâu răng nhẹ

Dấu hiệu sâu răng nhẹ thường biểu hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có biện pháp để nhận biết rõ ràng các triệu chứng, dấu hiệu. Bạn đọc hãy tham khảo ngay:

Xuất hiện các đốm trắng

Việc xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên bề mặt răng là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng sâu răng nhẹ. Đây là kết quả của việc răng mất dần các khoáng chất và hình thành đốm trắng. Quá trình này chưa biểu hiện thành triệu chứng đặc trưng nên rất nhiều bệnh nhân chủ quan.

Răng ố vàng, đổi màu

Khi bắt đầu sâu răng nhẹ bạn sẽ nhận ra dấu hiệu răng đang từ trắng bị xuống tông dần, một thời gian sau chuyển vàng ố và xỉn, rất mất tính thẩm mỹ. Nguyên nhân của sợ đổi màu này là do vi khuẩn gây sâu răng bám chặt vào bề mặt răng. Điều này khiến răng xuống tông nhanh chóng, không còn trắng sáng. Theo thời gian, không chỉ là đổi màu sắc mà cấu trúc của răng cũng thay đổi, để lại nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Răng nhạy cảm

Dấu hiệu sâu răng nhẹ tiếp theo mà bạn có thể cảm nhận được là răng ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hay quá lạnh. Đây là biểu hiện bình thường khi lớp men răng đã bị bào mòn do mất khoáng chất cần thiết.

Lớp men răng thực chất như tấm chắn bảo vệ cấu trúc răng khỏi vi khuẩn và các yếu tố ngoại lực. Lớp bảo vệ bị phá hỏng là điều kiện để các vi khuẩn gây sâu răng tấn công cấu trúc của răng. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng sâu răng, viêm nướu.

Xuất hiện nhiều đốm đen li ti

Dấu hiệu này xuất hiện khi tình trạng sâu răng nhẹ đang tiến triển đến mức nặng hơn. Cụ thể là bề mặt của những răng hàm sẽ xuất hiện các đốm đen đầu tiên do phải chịu nhiều áp lực của việc nhai thức ăn. Tuy giai đoạn này cũng chưa gây đau đớn nhưng là dấu hiệu răng bị tổn thương ở giai đoạn đầu cần chú ý để điều trị sớm.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Giải pháp trị sâu răng nhẹ an toàn, hiệu quả nhất

Sâu răng nhẹ có nguy cơ xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, độ tuổi nào. Do đó việc tìm hiểu trước về các giải pháp giảm đau là rất quan trọng. Trước tiên là top những giải pháp đơn giản nhưng an toàn, hiệu quả bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà.

Trị sâu răng nhẹ tại nhà

Dưới đây là một số cách trị sâu răng tại nhà an toàn, hiệu quả:

  • Điều trị sâu răng nhẹ bằng lá lốt

Cơ sở khoa học: Lá lốt chứa nhiều Bezylacetat – hoạt chất kháng khuẩn giúp sát trùng, kháng viêm và giảm đau tốt. Khi tiếp xúc với phần răng bị sâu, các hoạt chất này phát huy tác dụng diệt khuẩn mạnh để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Từ đó ngăn quá trình hủy hoại men răng tiếp tục lan rộng.

Đồng thời, tính nóng của lá lốt và rễ lá lốt cải thiện tốc độ lưu thông máu truyền đến khoang miệng. Do đó làm giảm cảm giác đau nhức, tốt cho sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá lốt, giã nhuyễn cùng 300ml nước và một chút muối. Lấy hỗn hợp thu được súc miệng mỗi ngày 2 lần, sau khi đánh răng.

Cách 2: Giã rễ lá lốt cùng một ít muối, lọc lấy nước. Dùng tăm bông thấm vào dung dịch thu được chấm vào phần răng bị sâu nhẹ. Giữ nguyên trong 10 phút, 1 ngày thực hiện 2 – 3 lần.

  • Điều trị sâu răng nhẹ bằng nghệ

Nếu bạn đang có thắc mắc răng bị sâu nhẹ phải làm sao thì câu trả lời là nghệ. Các nghiên cứu đã phân tích thấy thành phần curcumin – chất oxy hóa mạnh có chứa rất nhiều trong nghệ. Hoạt chất này giúp kháng khuẩn, cân bằng độ pH trong khoang miệng để ức chế hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng.

Trị sâu răng nhẹ bằng nghệ rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng bột nghệ bôi trực tiếp vào vết sâu răng.

Cách làm: Nghệ tươi phơi khô, nghiền thành hỗn hợp bột mịn. Dùng hỗn hợp này chấm vào vết sâu răng ngày 2 – 3 lần. Chỉ cần duy trì trong 1 – 2 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.

Lưu ý:

Bảo quản bột nghệ trong túi ni lông hoặc hũ kín để tránh các tác nhân của môi trường.

Nếu mua bột nghệ cần tìm cơ sở uy tín, tránh dùng bột nghệ kém chất lượng gây hại cho răng.

  • Trị sâu răng nhẹ bằng nước trà xanh

Trà xanh có thể trị sâu răng nhẹ do có chứa nhiều EGCG – chất chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh. Trà xanh hạn chế tác nhân gây sâu răng bằng cách trung hòa tính axit trong khoang miệng, ức chế vi khuẩn phát triển.

Mặt khác, lá chè xanh giúp bảo vệ nướu không nhiễm trùng, ngăn ngừa mùi hôi miệng và bảo vệ răng miệng. ĐÓ chính là nguyên nhân vì sao lá chè xanh được coi là loại kháng sinh tự nhiên tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, bảo vệ răng vững chắc.

Nước trà xanh chứa nhiều EGCG, bảo vệ răng miệng tốt
Nước trà xanh chứa nhiều EGCG, bảo vệ răng miệng tốt

Cách làm:

  • Rửa sạch một nắm lá trà xanh, vò nát
  • Đun sôi nước để nấu trà
  • Vớt bỏ bã, chắt lấy nước
  • Khi nhiệt độ nước trà xanh còn ấm khoảng 35 – 40 độ lấy để ngậm và súc miệng 3 – 4 lần
  • Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày

Lưu ý: Không súc miệng nước trà để qua đêm. Qua 1 ngày, bạn tiếp tục đun lại nước trà để dùng.

Giải pháp trị sâu răng nhẹ phổ biến nhất

Những giải pháp trị sâu răng nhẹ áp dụng ngay tại nhà tuy đơn giản, an toàn và hiệu quả nhưng chưa hẳn triệt để. Hơn nữa các dấu hiệu sâu răng nhẹ có thể tái phát lại bất cứ lúc nào do thói quen sinh hoạt không tốt.

Để chắc chắn tình trạng sâu răng được ngăn chặn, bạn nên khám nha sĩ để được tư vấn các giải pháp ngừa tình trạng tổn thương răng vĩnh viễn.

Sâu răng nhẹ cần được điều trị kịp thời để tránh lan rộng
Sâu răng nhẹ cần được điều trị kịp thời để tránh lan rộng
  • Tái khoáng

Điều kiện áp dụng: Phương pháp tái khoáng điều trị răng sâu nhẹ chỉ được áp dụng nếu bề mặt răng mới xuất hiện những đốm trắng, chưa xuất hiện đốm đen li ti.

Tái khoáng còn được gọi là cách trị bằng fluor. Việc đầu tiên nha sĩ khuyên bệnh nhân là thường xuyên sử dụng nguồn nước chứa flour và kem đánh răng hay nước súc miệng giàu flour.

Hoặc hòa hỗn hợp calcium, photsphate, flour,…chấm vào vết sâu răng màu trắng ngà để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Cách khác là bổ sung flour qua chính nguồn thực phẩm tự nhiên. Thường xuyên tiếp xúc với các nguồn flour sẽ giúp răng sớm được bù đắp phần khoáng chất đã mất, bảo vệ được men răng.

Nếu phần khoáng chất bị mất quá nhiều, bắt buộc bệnh nhân sâu răng nhẹ phải tiếp nhận điều trị flour chuyên sâu tại nha khoa. Các nha sĩ sẽ sử dụng flour dưới dạng kem, bọt, gel,… bôi trực tiếp lên phần răng sâu nhẹ. Cách này giúp phục hồi men răng nhanh chóng hơn, bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây sâu răng.

Ưu điểm: Điều trị sâu răng nhẹ bằng flour trực tiếp tại các phòng khám nha khoa rất tiết kiệm thời gian, chỉ mất vài phút.

Lưu ý:

  • Để flour hấp thụ được vào răng, bệnh nhân chú ý không súc miệng, ăn uống trong ít nhất 30 phút.
  • Tùy vào mức độ sâu răng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tài điều trị sau 3 tháng, 6 tháng hoặc có thể là 9 tháng.

Phương pháp flour đơn giản nhưng chưa thể điều trị sâu răng nhẹ triệt để. Các dấu hiệu vẫn có khả năng tái phát lại. Do đó bạn cân nhắc theo tình trạng răng để áp dụng.

  • Trám răng

Nhiều người cho rằng sâu răng nhẹ mới chỉ ở giai đoạn đầu chưa cần thiết phải trám răng. Nhưng đây lại là giải pháp ngăn chặn triệt để sâu răng tái phát. Nếu để tình trạng càng nặng hơn, mức chi phí điều trị cũng tăng cao và có nguy cơ tái phát lại.

Vì đây là giai đoạn mới chớm nên bạn hoàn toàn yên tâm vì quy trình điều trị đơn giản, không gây đau đớn. Quy trình trám răng sâu nhẹ bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Khám nha sĩ để xác định tình trạng răng, từ đó đưa lời khuyên có điều trị sâu răng nhẹ bằng hình thức trám răng được không.
  • Bước 2: Vệ sinh toàn bộ khoang miệng để loại bỏ thức ăn thừa còn bám lại. Nếu cần thiết nha sĩ sẽ nạo sạch đi phần đốm trắng của răng sâu nhẹ.
  • Bước 3: Tạo hình cho chất trám bằng cách đưa chất trám dạng dẻo lên bề mặt vết sâu vừa được nạo sạch để định hình kích thước phù hợp. Tuy nhiên lưu ý là đảm bảo chất trám không bị dãn bởi các kích thích nhiệt độ hay bị co kéo nhiều. Nếu chất trám bị dãn dẫn đến để lại khoảng trống, các vi khuẩn gây sâu răng sẽ tiếp tục tấn công lên bề mặt răng, bào mòn men răng.
  • Bước 4: Sau khi định hình được chính xác kích thước, miếng trám sẽ được chiếu laze để hóa cứng. Laze sẽ chiếu giữ nguyên trong 50 – 60 giây để đảm bảo miếng trám bền vững.
  • Bước 5: Tái khám định kỳ để đảm bảo miếng trám vẫn vững chắc, che phủ được bề mặt răng sâu nhẹ. Tái khám đúng lịch hẹn giúp nha sĩ có thể xử lý được kịp thời các vấn đề.
Trám răng điều trị răng sâu nhẹ hiệu quả
Trám răng điều trị răng sâu nhẹ hiệu quả

Lưu ý: Nên sử dụng vật liệu trám có màu gần trùng màu răng để đảm bảo tính thẩm mỹ trong sinh hoạt hàng ngày.

Những lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi điều trị sâu răng nhẹ

Để quá trình điều trị sâu răng nhẹ hiệu quả bạn nhất định phải lưu ý trong cách chăm sóc.

Ngay sau khi trám răng

Sau khi hàn trám sâu răng nhẹ, muốn giữ miếng trám bền vững bạn cần lưu ý không ăn uống sau ít nhất 2 giờ. Đồng thời cũng tuyệt đối không tác động ngoại lực mạnh lên vết vừa trám.

Nếu miếng trám bị cộm, bong hoặc nướu sưng, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp. Miếng trám có bền vững mới ngăn chặn triệt để được nguy cơ sâu răng nên nhất định cần lưu ý.

Chế độ ăn

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phục hồi sâu răng nhẹ:

  • Nha sĩ khuyến khích bệnh nhân sâu răng nhẹ nên ăn những thực phẩm mềm, mát sau khi trám răng.
  • Hạn chế ăn các loại tinh bột, đường, thức ăn quá cứng hay quá dẻo, thức ăn cay nóng và đồ uống có ga.
  • Để răng chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ sâu răng nhẹ tái phát cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin D, K, canxi, magie và flour.
  • Chú ý ăn thực phẩm nhiều chất xơ như cà rốt, khoai lang, rau xanh,.. giúp làm sạch bề mặt răng ngay khi đang ăn, tránh hình thành mảng bám.
  • Uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng, đảm bảo mức thể tích nước bọt. Điều này ngăn việc tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng hoạt động
  • Kiêng ăn quá nhiều đồ ngọt
  • Hạn chế ăn nhiều đồ chua, thức ăn có tính axit, nhiều chất tạo màu. Những hoạt chất trong nhóm thức ăn là nguy cơ cao kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sâu răng.

Vệ sinh răng miệng

Sau khi chữa bệnh sâu răng, bạn đừng chủ quan trong vệ sinh răng miệng hàng ngày. Vì sâu răng nhẹ có thể tái phát lại ở bất cứ đối tượng nào, độ tuổi nào. Vì vậy việc vệ sinh răng miệng sau khi điều trị sâu răng nhẹ cực kỳ quan trọng. Theo khuyến cáo của nha sĩ bạn nên có quá trình vệ sinh răng đúng chuẩn khoa học như sau:

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, phù hợp với từng lứa tuổi. Đặc biệt chú ý thay bàn chải mới sau mỗi 3 tháng sử dụng.
  • Sử dụng nguồn nước và kem đánh răng chứa flour
  • Tập thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày đúng cách: Chải kỹ tất cả các mặt nhai, mặt trong và mặt ngoài của bề mặt răng. Thực hiện chải xoay tròn với răng cửa và chếch 45 độ với răng hàm.
  • Duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng sau mỗi lần đánh răng nhằm sát khuẩn, ngăn ngừa sâu răng nhẹ và các bệnh lý về răng khác.
  • Vệ sinh các kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước theo chỉ dẫn của nha sĩ. Việc này hạn chế nguy cơ mắc lại các thức ăn trong khe răng và hình thành mảng bám trên răng.
Khoai lang giàu chất xơ, giúp làm sạch mảng bám trên răng
Khoai lang giàu chất xơ, giúp làm sạch mảng bám trên răng

Khám răng định kỳ

Một điều quan trọng cần lưu ý thêm là tuyệt đối không chủ quan về sức khỏe răng miệng. Dù mới điều trị giai đoạn sâu răng nhẹ nhưng không có nghĩa là không thể bị tái phát lại. Việc khám nha sĩ định kỳ giúp kiểm tra lại miếng trám, điều chỉnh thích hợp. Đồng thời kịp thời phát hiện nguy cơ gây sâu răng để có liệu trình phòng ngừa, điều trị.

Nên có thói quen khám nha khoa định kỳ
Nên có thói quen khám nha khoa định kỳ

Lưu ý: Bệnh nhân từng điều trị sâu răng nhẹ nên xin ý kiến của nha sĩ về việc cạo vôi răng định kỳ. Biện pháp này làm vi khuẩn gây sâu răng không còn cơ hội để phát triển trên các mảng bám. Từ đó nguy cơ sâu răng cũng được ngăn chặn triệt để.

Sâu răng nhẹ tuy ở giai đoạn đầu nhưng hoàn toàn có nguy cơ gây ra các bệnh lý về răng. Những thông tin của bài viết đã trả lời câu hỏi sâu răng nhẹ nên làm gì. Hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng để có giải pháp điều trị triệt để cũng như phòng ngừa sâu răng nhẹ tái phát lại.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Nhổ Răng Khôn Có Đau Không? Cách Giảm Đau Hiệu Quả Nhất
Nhổ Răng Khôn Có Đau Không? Cách Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

Rất nhiều người lo lắng liệu nhổ răng khôn có đau không. Thông thường người bệnh có thể đau nhẹ sau khi thuốc tê hết...

Thực hiện chia nhỏ bữa ăn để giảm triệu chứng khó chịu
Đắng miệng hôi miệng là bệnh gì và cách khắc phục đơn giản nhất

Đắng miệng hôi miệng là dấu hiệu khá nhiều người gặp phải hiện nay. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhưng phần...

Bọc răng sứ trả góp
Review Bọc Răng Sứ Trả Góp Tại Trung Tâm ViDental Clinic

Bọc răng sứ trả góp tại trung tâm ViDental Clinic được xem là giải đáp “cứu nguy” cho những bệnh nhân có nhu cầu phục...

nấm miệng
Nấm miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách để điều trị hiệu quả

Nấm miệng không phải là bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nó lại khiến người bệnh gặp khá nhiều bất tiện...

Trồng răng ở đâu tốt nhất tại cả ba miền Bắc Trung Nam
Trồng Răng Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý 15 Địa Chỉ Uy Tín, Giá Cả Phải Chăng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, con người cũng ngày càng quan tâm đến sức khỏe nói chung...

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng có thể xảy ra

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Nguyên nhân nào khiến cho bé mọc răng bị muộn như vậy? Tình trạng này gây...

Bệnh nha chu ở trẻ nhỏ được chia ra làm 4 loại cơ bản
Bé bị viêm nha chu nhận biết và điều trị thế nào đảm bảo an toàn

Bé bị viêm nha chu là dạng bệnh lý khá phổ biến. Căn bệnh này có liên quan trực tiếp tới mô nâng đỡ ở...