Hỏi Đáp

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao và lời giải đáp từ phía chuyên gia

Với chị em phụ nữ, mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng và khá vất vả. Bên cạnh những triệu chứng thường thấy như cơ thể mệt mỏi, ốm nghén, tâm trạng thay đổi thì hôi miệng cũng khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy bà bầu bị hôi miệng phải làm sao?

Tại sao bà bầu bị hôi miệng?

Hôi miệng khi mang thai là tình trạng phổ biến do cơ thể phụ nữ giai đoạn này có nhiều biến đổi. Khoang miệng sẽ xuất hiện mùi hôi từ methyl mercaptan và hydrogen sulfide. Khoang miệng thường có nhiều vi khuẩn tích tụ sản xuất ra chất đó nên gây ra mùi hôi khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn tới bà bầu bị hôi miệng gồm có:

Bà bầu bị hôi miệng là tình trạng phổ biến nhiều người mắc phải
Bà bầu bị hôi miệng là tình trạng phổ biến nhiều người mắc phải
  • Nội tiết tố thay đổi: Trong cơ thể, hormone tăng lên khiến cho khoang miệng là khu vực lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Lượng progesterone và estrogen tăng lên đột ngột khiến cho nướu răng khó có thể thích ứng với những tích tụ gây ra viêm nướu. Lúc này nướu sẽ bị sưng đỏ, hình thành mủ và hình thành mùi hôi.
  • Nôn nghén: Phụ nữ giai đoạn mang thai có tới 66% đều có triệu chứng buồn nôn và nôn. Khi nôn quá nhiều sẽ làm cho khoang miệng tăng nồng độ axit cao hơn, răng bị hủy khoáng. Thức ăn lúc này bám dính lên trên răng tạo ra mùi hôi và gây sâu răng.
  • Thiếu hụt lượng canxi: Trong khi mang thai, em bé trong bụng sẽ hấp thụ dưỡng chất từ cơ thể người mẹ. Rất nhiều bà mẹ bị thiếu hụt canxi trong máu dẫn tới khoáng chất bị thoát ra từ răng và xương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng dễ bị sâu, bị yếu và hôi miệng.
  • Cơ thể mất nước: Bà bầu thường đi tiểu nhiều hơn, kèm theo nôn nghén gây ra tình trạng mất nước. Cơ thể mất nước, uống không đủ nước sẽ khiến miệng bị khô. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển dẫn tới mùi hôi.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Bà bầu trong thời kỳ mang thai thường bị đói liên tục và thường có thói quen ăn đêm và ăn vặt nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, rất nhiều trường hợp thường thích ăn đồ có đường, thực phẩm có tính axit, đây lại là những nhóm đồ ăn làm ảnh hưởng khá nhiều tới cấu trúc răng.
  • Quá trình tiêu hóa chậm: Khi mang thai việc tiêu hóa thường diễn ra chậm hơn so với bình thường. Nguyên nhân là vì tử cung bị nở rộng hơn, nội tiết tố thay đổi và trào ngược acid. Men răng lúc này sẽ bị hủy khoáng, trên răng xuất hiện vết nứt tạo điều kiện để mảng bám tích tụ.
  • Tiết nước bọt giảm: Công dụng của nước bọt đó là giúp làm sạch mảng bám trên răng. Nó sẽ rửa trôi thức ăn trên bề mặt để răng miệng luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với bà bầu lượng nước bọt thường bị giảm đi nhiều hơn nên làm răng nguy cơ bị hôi miệng.
  • Mắc các dạng bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý liên quan tới tai mũi họng, hô hấp, bệnh về gan, tiểu đường, bệnh nội tiết, bệnh tiêu hóa, bệnh lý chuyển hóa… cũng là thủ phạm gây ra tình trạng miệng có mùi hôi. Với phụ nữ bình thường và mang thai triệu chứng thường giống nhau.
  • Bệnh lý về răng miệng: Đây là nguyên nhân hàng đầu lý giải tại sao bà bầu hay bị hôi miệng. Mảng bám đã có từ sẵn bên trong khoang miệng nhưng bạn lại không biết. Khi mang thai càng khiến triệu chứng phát triển nhanh hơn, gây ra sự khó chịu cho bà bầu. Nếu bạn đang có ý định mang thai tốt nhất nên tới nha sĩ khám kỹ lưỡng, thực hiện đánh bóng và làm sạch răng thường xuyên.

Xem thêm: Hôi miệng sau khi ngủ dậy và các cách giúp điều trị dứt điểm

Giải đáp: Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao?

Với câu hỏi bà bầu bị hôi miệng phải làm sao, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp điều trị giúp cải thiện hơi thở như sau:

Cách trị hôi miệng cho bà bầu với bài thuốc dân gian

Các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên được đánh giá là lành tính giúp cải thiện hơi thở rất hiệu quả:

Sử dụng thì là

Trong y học cổ truyền, thì là được sử dụng để điều trị khá nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh về răng miệng và loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Bạn sử dụng 1 thìa thì là cho vào miệng nhai trong vòng 5 phút, nuốt nước rồi nhã mã, súc miệng lại với  nước ấm. Trong thành phần của thảo dược này có chứa hàm lượng kháng khuẩn cao giúp kiểm soát hơn thở khó chịu đơn giản.

Sử dụng vỏ quýt

Trong vỏ quýt có chứa tinh dầu, nó có tác dụng trong việc ngăn chặn mùi hôi
Trong vỏ quýt có chứa tinh dầu, nó có tác dụng trong việc ngăn chặn mùi hôi

Trong vỏ quýt có chứa tinh dầu, nó có tác dụng trong việc ngăn chặn bệnh về đường hô hấp, trị nhức đầu an thần và loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

Bạn sử dụng vỏ quýt nhai trực tiếp trong miệng khoảng 3-5 phút rồi nhổ bỏ phần bã. Đây là cách làm được đánh giá cao về hiệu quả, hãy thực hiện 2 lần một ngày để cảm nhận hiệu quả.

Sử dụng mật ong và chanh

Mật ong có chứa chất kháng khuẩn, chống viêm còn chanh có tính axit giúp làm sạch khoang miệng. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ giúp đánh bay mùi hôi khó chịu đơn giản.

Bạn sử dụng nước cốt chanh cho thêm chút mật ong. Sử dụng hỗn hợp này ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi uống từ từ. Mỗi ngày cần thực hiện 2 lần vào sáng và tối để cho kết quả tốt nhất.

Sử dụng rau mùi tây

Đây là cách chữa hôi miệng cho bà bầu được đánh giá cao. Rau mùi tây là thảo dược có chứa chất diệp lục dồi dào. Nó có tác dụng trong việc kích thích tiêu hóa, giảm áp dụng lên đường ruột và điều trị hôi miệng.

Sử dụng lá mùi tây tươi đem rửa sạch với nước, sau đó nhúng vào trong giấm. Nhai thật kỹ trong vòng 1 đến 2 phút, ngoài ra có thể sử dụng lá này ép lấy nước để uống cũng có tác dụng cải thiện hơi thở.

Cách trị hôi miệng cho bà bầu tại nha khoa

Nếu thấy triệu chứng hôi miệng của mình kéo dài, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và xem xét mình có bị mắc phải bệnh lý về răng miệng hay không. Tùy vào từng nguyên nhân, nha sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao - thực hiện lấy cao răng
Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao – thực hiện lấy cao răng
  • Thực hiện lấy cao răng để loại bỏ mảng bám trên nướu và bề mặt răng.
  • Nếu răng bị bào mòn do nôn mửa hoặc trào ngược axit, nha sĩ sẽ thực hiện trám răng với vật liệu bằng nhựa.
  • Nguyên nhân do răng bị sâu, bà bầu sẽ được điều trị bằng cách trám răng với vật liệu nhựa.
  • Nạo sạch hết các mảng bám đang tích tụ ở phần nướu.
  • Trong miệng có u hạt sinh mủ sẽ được can thiệp bằng laser hoặc phẫu thuật.
  • Bà bầu trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ phía bác sĩ. Nó sẽ gây ra những tác hại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi trong bụng.

Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Cách phòng ngừa hôi miệng khi mang thai như thế nào?

Để không bị hôi miệng khi mang thai, bạn cần phải áp dụng một số cách sau đây:

Bảo vệ răng miệng thật sạch sẽ bằng việc đánh răng 2 lần một ngày
Bảo vệ răng miệng thật sạch sẽ bằng việc đánh răng 2 lần một ngày
  • Bảo vệ răng miệng thật sạch sẽ bằng việc đánh răng 2 lần một ngày. Xử lý mảng thức ăn thừa tại kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
  • Chú ý nhiều hơn tới việc làm sạch lưỡi để không tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
  • Sử dụng nước súc miệng không có cồn hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Trong chế độ dinh dưỡng cần bổ sung thực phẩm có chứa chất xơ. Nó có công dụng trong việc giúp mảng bám được làm sạch, cải thiện hệ tiêu hóa tốt.
  • Đảm bảo uống đủ 2 lít nước để ngăn chặn hôi miệng và khô miệng có thể xảy ra.
  • Để tăng tiết nước bọt hoặc giảm bớt mùi hôi hãy sử dụng thêm kẹo cao su không đường.
  • Bổ sung canxi bằng việc uống sữa để duy trì chất này tối ưu nhất trong cơ thể.
  • Tới gặp nha sĩ theo định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng.

Trên đây là lời giải đáp liên quan tới bà bầu bị hôi miệng phải làm sao chi tiết. Nếu bạn đang bị triệu chứng này dày vò, vậy thì đừng nên chủ quan hãy tới gặp nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương án chữa trị hợp lý.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOP 12 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín Tại Hà Nội Được Đánh Giá Cao
TOP 12 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín Tại Hà Nội Được Đánh Giá Cao

Bọc răng sứ giúp nâng cao tính thẩm mỹ, mang lại hàm răng trắng sáng, đẹp tự nhiên cho khách hàng. Tuy nhiên, để có...

hôi miệng hở van dạ dày
Hôi miệng hở van dạ dày có trị khỏi được không? Cách điều trị dứt điểm

Hôi miệng hở van dạ dày là một bệnh lý nhiều người mắc phải tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận biết được...

Sâu răng có mủ
Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn

Sâu răng có mủ là tình trạng bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm và gây đau đớn cho người bệnh. Bài viết sau đây...

[Góc giải đáp] Bị sâu răng có thi quân đội được không?
[Góc Giải Đáp] Bị Sâu Răng Có Thi Quân Đội Được Không?

Bị sâu răng có thi quân đội được không là câu hỏi được nhiều phụ huynh và thí sinh đặt ra. Đây là tâm lý...

áp xe nướu răng
Áp xe nướu răng: Tổng quan về bệnh lý và cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng răng miệng rất dễ mắc phải nhưng lại dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng...

TOP 1 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Hà Nội Có Tốt Như Lời Đồn?

Kỹ thuật trồng răng Implant là một dịch vụ khó, không phải bác sĩ là cũng có thể tự tin thực hiện thành công. Bởi...

Viêm nướu răng nên ăn gì để giảm bớt sự khó chịu?

Viêm nướu răng là bệnh lý về răng miệng gây ra khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Nếu không có phương án điều trị...

Cách sử dụng miếng dán trắng răng
Cách sử dụng miếng dán trắng răng an toàn, hiệu quả tuyệt đối

Miếng dán trắng răng là dụng cụ nha khoa cực kỳ hiệu quả, giúp mang lại cho bạn một hàm răng trắng sáng tự nhiên....