Hôi miệng lâu năm tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng nhất
Hôi miệng lâu năm là căn bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, tình cảm và công việc. Hơn nữa, để loại bỏ chứng hôi miệng không phải điều đơn giản. Người bệnh cần phải kiên trì và áp dụng cách điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân và cách chữa hôi miệng lâu năm đúng cách.
Truy tìm nguyên nhân hôi miệng lâu năm
Hôi miệng lâu năm là tình trạng miệng có mùi hôi khó chịu mỗi khi thở ra hoặc nói chuyện. Tình trạng này diễn ra trong suốt thời gian dài, nó gây ra những ảnh hưởng tới vấn đề giao tiếp, làm đảo lộn chất lượng sống và công việc. Không ít trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm quá mức vì mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng thường do một số những yếu tố sau đây:
- Răng sâu: Trên bề mặt răng xuất hiện những lỗ hổng, điều này sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, tăng sinh và dẫn tới miệng có mùi hôi.
- Viêm nha chu: Đây là hiện tượng khu vực lợi bị sưng, viêm, tấy đỏ. Nếu không có phương án điều trị đúng cách, kịp thời sẽ khiến cho túi vi khuẩn hình thành giữa răng và lợi gây hôi miệng.
- Vôi răng: Ở chân răng những mảng bám tính tụ lâu ngày sẽ hình thành vi khuẩn phát triển và dẫn tới hơi thở có mùi.
- Khô miệng: Nhiệm vụ của nước bọt đó là giúp làm sạch và ẩm khoang miệng. Ngoài ra, nó còn giúp giảm acid trong miệng, tiêu hóa thực phẩm và tinh bột. Khi trong miệng tính acid tăng cao sẽ làm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
- Hút thuốc lá: Đây là thói quen khiến cho lượng nước bọt bị giảm đi đáng kể. Nó sẽ khiến cho các bệnh lý về răng miệng tăng cao, trong đó có hôi miệng.
Dấu hiệu nhận biết và hậu quả của hôi miệng lâu năm
Tùy vào từng nguyên nhân mà hơi thở sẽ có mùi khác nhau. Sẽ rất khó để tự đánh giá mùi hôi của bản thân, bạn có thể nhờ người trong gia đình đánh giá mức độ mùi hôi miệng của mình. Bên cạnh hơi thở có mùi khó chịu, bạn sẽ thấy mình luôn bị khô miệng, vị chua trên miệng, nướu răng chảy máu, bề mặt trên lưỡi có màu trắng.
Hôi miệng lâu năm là căn bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ cũng có sự khác biệt. Đây là chứng bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý. Phần lớn người bệnh đều ngại tiếp xúc với người khác, luôn cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
Do hơi thở rất nặng mùi nên khi nói chuyện người mắc hôi miệng cảm thấy vô cùng mặc cảm. Rất nhiều trường hợp khi phát hiện ra bệnh thường hạn chế tối đa việc giao tiếp. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ xã hội và đời sống tinh thần.
Với người xung quanh, khi tiếp xúc với người bị hôi miệng lâu năm sẽ cảm thấy khó chịu, sinh ra phản ứng xa lánh, né tránh. Kể cả trong lớp học, gia đình, đơn vị công tác cũng ngại tiếp xúc hàng ngày. Đặc biệt, với trường hợp vợ hoặc chồng bị chứng bệnh này về lâu về dài sẽ tác động nhiều tới tình cảm. Không ít trường hợp người bệnh rơi vào trạng thái tự kỉ do ngại giao tiếp. Họ luôn phải sống trong sự lo lắng, sợ hãi nhiều trường hợp cảm thấy bế tắc dẫn tới trầm cảm.
Cách điều trị hôi miệng lâu năm hiệu quả
Để điều trị hôi miệng lâu năm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Điều trị hôi miệng với bài thuốc tự nhiên
Khi bị chứng hôi miệng, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu sau đây:
Lá trà xanh
Nguyên liệu này có hương thơm nhẹ, vị chát, chứa hàm lượng oxy hóa dồi dào. Nó có công dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn bên trong khoang miệng. Bạn sử dụng lá trà xanh rửa sạch, vò cho nát rồi cho vào trong nồi đun sôi trong vòng 3 phút. Mỗi ngày sử dụng nước trà xanh để súc miệng khoảng 3 lần.
Lá ổi
Trong lá ổi có chứa những hoạt chất chống oxy hóa, tannin và kháng khuẩn tốt. Nó có tác dụng trong việc loại bỏ hôi miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển bên trong khoang miệng. Bạn sử dụng lá ổi, đem rửa sạch rồi nhai trực tiếp, nuốt phần nước rồi bỏ phần bã, mỗi ngày thực hiện 2 lần để tình trạng được cải thiện.
Tinh dầu tràm trà
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu tràm trà có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ mùi hôi trong miệng, diệt khuẩn, hơi thở thơm mát hơn. Mỗi lần đánh răng, hãy nhỏ 2-3 giọt tinh dầu lên bàn chải. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng nước cốt bạc hà và tinh dầu tràm để súc miệng cũng có hiệu quả tương tự.
Điều trị hôi miệng với bài thuốc đông y
Các bài thuốc đông y được đánh giá cao trong việc loại bỏ mùi hôi khó chịu, mang tới cho người bệnh hơi thở thơm tho sau vài ngày thực hiện:
Bài thuốc 1
Sử dụng 90g cam thảo, 15g đinh hương, 45g quế tâm, 45g độc diệp thảo, 30g hương thảo. Toàn bộ nguyên liệu đem tán thành bột mịn, sau đó trộn cùng với mật ong vo thành viên nhỏ có khối lượng khoảng 5g. Trước khi đi ngủ hãy sử dụng 1 viên thuốc này để trị hôi miệng.
Bài thuốc 2
Sử dụng quất bì, tế tân, cam thảo, quế tâm mỗi loại sử dụng 50g. Toàn bộ nguyên liệu này đem nghiền thành bột mịn. Sử dụng mật ong và táo nhục kết hợp cùng rôi vo thành viên khoảng 5 đến 10g. Trước khi đi ngủ hãy sử dụng một viên, áp dụng trong khoảng vài tuần sẽ thấy có hiệu quả.
Bài thuốc 3
Sử dụng 30g tế thạch, 9g lá tre, 6g nhân sâm, 18g mạch môn, 4g bán hạ chế, 8g gạo, 3g cam thảo. Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch với nước, sau đó cho vào trong nồi sắc với nước. Đun cho tới khi còn 1/3 thì dừng lại. Chia thuốc ra làm 3 phần uống trong ngày.
Bài thuốc 4
Sử dụng 6g quy thân, 5g hoàng liên, 12g sinh địa, 6g thăng ma, 6g đơn vị. Toàn bộ nguyên liệu cho vào nồi, sắc cho tới khi còn 1/3 thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
Điều trị hôi miệng bằng Tây y
Trong tây y, việc trị hôi miệng sẽ được chia ra làm các phương pháp sau đây:
Sử dụng thuốc
Để trị hôi miệng lâu năm, loại thuốc được chỉ thường cho tác dụng tại chỗ như dung dịch xịt vào miệng, nước súc miệng chứa tinh dầu, chất sát khuẩn nhằm tạo mùi thơm. Sự góp mặt của chất sát trùng có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn ở bên trong khoang miệng như cetylpyridinium chloride, chlorhexidine, chlorine dioxide.
Trường hợp bệnh nhân bị hôi miệng do không tiết nước bọt tốt sẽ được chỉ định sử dụng nước bọt nhân tạo. Ngoài ra, người bị trào ngược tá tràng sẽ được bác sĩ chỉ cho sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 hoặc thuốc giúp ức chế bơm proton.
Các loại thuốc trị hôi miệng này thường có chứa hóa chất. Do đó, nó chỉ được sử dụng nếu bác sĩ kê đơn và hướng dẫn. Tuyệt đối không nên tự ý dùng, sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng tới răng miệng.
Cạo vôi răng
Đây là phương pháp điều trị đơn giản và tốt nhất giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tích tụ ở trên răng. Nó chính là thủ phạm gây ra mùi hôi khó chịu. Khi mảng bám đã được loại bỏ, vi khuẩn diệt trừ thì triệu chứng hôi miệng cũng sẽ hết.
Xem thêm: Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng và thông tin quan trọng cần biết!
Điều trị nha chu
Điều trị nha chu là phương pháp loại bỏ vi khuẩn làm nướu, dây chằng nướu bị tổn thương. Lúc này nha sĩ sẽ thực hiện tái khoáng và làm bóng bề mặt giúp răng chắc khỏe và ngăn chặn tình trạng bệnh.
Điều trị các bệnh lý răng miệng khác
Với trường hợp bị hôi miệng do viêm tủy, sâu răng, viêm chóp… bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại để khắc phục tình trạng bệnh lý. Khi điều trị xong cần phải phục hình lại hình thể răng nhằm ngăn chặn bệnh tái phát và mùi hôi quay lại.
Chú ý cần nhớ dành cho người bị hôi miệng lâu năm
Với người bị hôi miệng lâu năm việc điều trị thường không phải đơn giản. Bạn cần phải tới bệnh viện để được các chuyên gia thăm khám, đưa ra phương án điều trị hợp lý. Ngoài ra, cần chú ý một số điều sau đây:
- Đảm bảo răng miệng được vệ sinh đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa
- Thường xuyên vệ sinh, làm sạch lưỡi.
- Bổ sung nước mỗi ngày, giữ cho khoang miệng luôn ẩm, loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
- Tránh ra những thực phẩm có thể khiến hôi miệng bị kích hoạt như tỏi, hành tây…
- Sử dụng nước súc miệng được nha sĩ chỉ định
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… chúng sẽ khiến tình trạng hôi miệng diễn ra nặng hơn.
- 6 tháng cần tới gặp nha sĩ để được kiểm tra và làm sạch răng đúng cách.
Trên đây là các thông tin liên quan tới hôi miệng lâu năm, bạn cần có phương án điều trị dứt điểm để việc giao tiếp trở lại bình thường. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó lại gây ra những rào cản nghiêm trọng tới người bị bệnh.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!