Răng khôn là gì? Răng khôn bị đau phải làm sao?
Răng khôn là những chiếc răng vĩnh viễn mọc muộn nhất trên cung hàm. Vậy răng khôn là gì và có giống với những chiếc răng khác hay không. Để hiểu hơn về chiếc răng này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm và một số vấn đề liên quan dưới đây.
Răng khôn là gì? Vị trí của răng khôn
Khi tìm hiểu về răng khôn, bạn có thể gặp phải những câu hỏi như: Răng 8 là gì? Răng 38 là răng gì? Và răng số 48 là răng nào? Những tên gọi này đều chỉ một loại răng khôn hay là các răng khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi này trước hết bạn nên tìm hiểu về khái niệm răng khôn là gì.
Răng khôn thường được gọi với tên gọi khác là răng số 8 hoặc răng hàm lớn thứ 3. Những chiếc răng này thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25 hoặc có thể kéo dài lâu hơn tùy theo cơ địa mỗi người.
Thông thường, ở người trưởng thành sẽ mọc 4 chiếc răng khôn, trong đó có 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Những chiếc răng khôn này nằm cạnh răng số 7 ở vị trí cuối cùng trên cung hàm.
Trong nha khoa có quy định răng bên phải là răng phía tay phải của bệnh nhân, răng bên trái là răng phía tay trái của bệnh nhân. Ngoài cách gọi tên các loại răng theo đặc điểm hoặc vị trí như thông thường thì còn được đặt tên bằng cách lấy số của răng đó cộng thêm con số phía trước. Đây là cách gọi giúp bạn nhận biết được răng đó ở phần hàm trên hay dưới, trái hay phải.
Do đó, khi tìm hiểu về răng khôn, bạn có thể đọc tên và xác định vị trí cụ thể của 4 chiếc răng khôn như sau:
- Răng số 18 là răng khôn hàm trên bên phải cung hàm.
- Răng số 28 là răng khôn hàm trên ở bên phải cung hàm.
- Răng số 38 là gì? Là răng khôn nằm ở hàm dưới bên tay trái cung hàm.
- Răng số 48 là răng khôn ở hàm dưới nằm phía bên phải cung hàm.
Đặc điểm cấu tạo và tác dụng của răng khôn
Răng khôn có các bộ phận giống như những chiếc răng khác bao gồm thân, chân, men, ngà và tủy răng. Tuy nhiên, mỗi mỗi bộ phận răng khôn có đặc điểm cấu tạo khác các răng trên cung hàm như sau:
- Thân răng:
Thân răng của răng số 8 có đặc điểm nổi bật như có kích thước lớn và rất chắc khỏe. Mặt nhai của răng rất rộng và có nhiều múi răng (những điểm nhô lên trên bề mặt của răng). Thông thường răng số 8 có 4 múi răng hoặc nhiều hơn.
- Cổ chân răng:
Cổ chân răng là vị trí tiếp giáp giữa thân răng và chân răng. Vị trí này thường hay bị mòn khuyết vào trong, dễ làm mất vẻ đẹp, sự cân đối và tính thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
- Chân răng:
Chân răng là phần nằm trong xương ổ răng và được bao phủ bởi lợi nên không thể quan sát bằng mắt thường. Cách xác định số lượng chân răng khôn chính xác nhất là chụp và xem ảnh X quang.
Cấu tạo răng số 8 thường có từ 2 – 3 chân răng hoặc thậm chí nhiều hơn. Chân răng được các nha chu cùng với dây chằng phía dưới đứng vững trên cung hàm.
- Men răng:
Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc thân răng để bảo vệ bộ phận bên trong trước các tác nhân gây hại. Men răng thường có màu trắng ngà, tuy nhiên khi mắc bệnh lý nha khoa hặc vệ sinh không sạch sẽ thì có màu ố vàng hoặc xỉn đen.
- Ngà răng:
Ngà răng nằm trong men răng, được lớp men răng bảo vệ. Bộ phận này không có độ cứng như men răng, thường có màu vàng nhạt, hơi xốp và có tính thấm. Ngoài ra, bên trong ngà răng chứa các ống thần kinh do đó răng khôn cũng khá nhạy cảm với các tác động bên ngoài như khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.
- Tủy răng:
Tủy răng là phần quan trọng nhất, nằm sâu bên trong ngà răng. Tủy răng có chứa như mạch máu, dây thần kinh,… Đặc biệt bộ phận này có chức năng nuôi dưỡng răng, đảm bảo tuổi thọ của răng. Chính vì vậy, khi ngà răng khôn bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nếu không điều trị kịp thời rất dễ bị mất răng.
Răng khôn mọc muộn nhất khi chức năng ăn nhai của hàm đã được đảm bảo và nằm sâu bên trong hàm do đó nó không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai. Không chỉ vậy, mọc răng khôn còn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến vị trí răng số 7 bên cạnh. Do đó, bạn cần nhận biết răng khôn là gì và có biện pháp phòng ngừa biến chứng ngay từ khi đến tuổi mọc răng khôn.
Một số vấn đề liên quan đến răng khôn
Răng khôn có thể dẫn đến nhiều bệnh về răng miệng nhất, do đó khi tìm hiểu về loại răng này bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
Dấu hiệu mọc răng khôn là gì?
Cũng giống như các răng khác trên cung hàm, khi mọc răng khôn – răng hàm số 8 bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu lâm sàng như:
- Đau nhức:
Đau nhức là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tình trạng răng khôn mọc lên. Nguyên nhân do răng khôn mọc cuối cùng khi các răng khác đã mọc lên và nằm ngay bên trong cung hàm nên dễ mọc lệch, mọc ngầm gây ra các cơn đau nhức. Răng khôn mọc từng đợt và thường kéo dài qua nhiều năm vì vậy tình trạng đau nhức cũng xuất hiện thường xuyên đến khi mầm răng hoàn toàn mọc lên.
- Sưng lợi:
Cùng với đau nhức, sưng lợi là một trong những dấu thường gặp nhất khi mọc răng số 8. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do răng khôn mọc có kích thước quá to chen chúc ở dưới nướu chưa thể chồi lên được gây sưng đau. Tình trạng này ảnh hưởng tới khả năng nhai và khiến bệnh nhân dễ bị cắn vào lưỡi hoặc má.
- Sưng má:
Trong trường hợp răng số 8 mọc lệch đâm vào má có thể khiến má sưng to bất thường. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời thì vùng má bị mầm răng đâm vào có thể bị viêm, nhiễm trùng nặng.
Tìm hiểu thêm:
- Sốt:
Sốt cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mọc răng nói chung và mọc răng khôn nói riêng. Tình trạng này khiến bạn cảm thấy đau nhức gia tăng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Thậm chí một số trường hợp có thể bị nổi hạch ở khu vực cổ.
- Xuất hiện mủ:
Trong một số trường hợp mọc răng khôn xuất hiện mủ. Khi dùng tay ấn vào vị trí mọc răng sẽ thấy mủ trắng có thể kèm máu chảy ra. Đây là tình trạng do thức ăn dắt vào và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, áp xe chân răng. Khi mọc răng khôn có mủ bạn cần đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, khi mọc răng khôn có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như hôi miệng, chảy máu, nhức đầu, đau tai,…
Cách xử lý khi răng khôn bị mọc ngầm
Răng khôn mọc khi xương hàm đã ổn định, trở nên cứng đặc và ngừng phát triển. Chính vì vậy, mầm răng khôn quá yếu sẽ không đủ sức đâm qua nướu lợi mà có xu hướng mọc ngược xuống dưới dẫn đến tình trạng răng bị kẹt hay mọc ngầm.
Trường hợp răng số 8 mọc ngầm không chỉ gây đau nhức, sưng má, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Gây viêm nhiễm: Răng khôn mọc ngầm ở dưới nướu, phần thân răng bị che phủ làm tăng tình trạng viêm tấy, sưng đỏ, sưng vùng má. Đôi khi tại vị trí răng mọc có thể bị chảy mủ khiến khoang miệng xuất hiện mùi hôi.
- Ảnh hưởng các răng bên cạnh: Một số trường hợp răng khôn mọc ngầm đâm vào chân răng số 7 (răng hàm giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai). Tình trạng này có thể tạo ra khe hở giữa 2 răng khiến thức ăn dễ bị dắt vào và khó vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hơn. Từ đó vi khuẩn có cơ hội tích tụ gây ra sâu răng số 7 hoặc viêm nha chu.
Biện pháp để xử lý tình trạng răng khôn mọc ngầm hiệu quả nhất thường được các bác sĩ chỉ định là nhổ răng khôn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được phương pháp nhổ răng này. Nếu bệnh nhân không đảm bảo sức khỏe hoặc răng mọc ngầm chưa gây biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu nhỏ để giúp răng khôn mọc lên theo đúng hướng.
Vì vậy, muốn xác định được phương pháp xử lý răng khôn mọc ngầm hiệu quả nhất đối với mình bạn nên đến cơ sở nha khoa thăm khám để được bác sĩ tư vấn.
Răng khôn bị đau phải làm sao?
Có rất nhiều cách để giảm tình trạng đau nhức răng khôn. Tuy nhiên, tùy vào mức độ đau và tình trạng sức khỏe răng miệng mà bạn có thể áp dụng một trong các cách sau:
- Chườm lạnh:
Dùng đá lạnh là mẹo giảm đau nhức răng đơn giản mà mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Cách sử dụng: Lấy 1 vài viên đá bọc vào khăn sạch rồi chườm lên vị trí răng khôn bị đau. Nên chườm trong khoảng 15 phút và kiên trì hàng ngày để tình trạng đau giảm nhanh chóng và mặt bớt sưng tấy.
Lưu ý: Đá có thể gây bỏng lạnh, do đó khi chườm bạn cần bọc vào khăn hoặc túi chườm và thường xuyên di chuyển vị trí để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.
- Súc miệng bằng nước muối ấm:
Một trong những cách đơn giản nhưng có thể giảm đau nhanh chóng tại nhà đó là dùng nước muối ấm để súc miệng. Trong muối có thành phần kháng viêm giảm đau nên có công dụng tiêu diệt vi khuẩn và chống viêm rất tốt.
Cách dùng: Lấy 1 thìa muối hòa tan vào cốc nước ấm sau đó dùng để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Uống thuốc chống viêm:
Có một số trường hợp áp dụng cách chườm đá hay súc miệng nước muối không có tác dụng giảm đau răng khôn. Khi đó, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng viêm giảm đau để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Một số loại thuốc thường dùng gồm có: Paracetamol, aspirin, spiramycin,… Các loại thuốc này có tác dụng ngắt cơn đau nhanh chóng nhưng có thể để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, nếu bị đau răng khôn bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà cần tham khảo và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khám và điều trị nha khoa:
Đau răng không chỉ do mọc răng khôn mà còn có thể do các bệnh lý về răng miệng khác. Do đó, khi tình trạng đau răng quá sức chịu đựng và áp dụng các cách giảm đau không hiệu quả thì bệnh nhân nên đến cơ sở nha khoa thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, chụp X-quang rồi xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bị viêm lợi trùm răng khôn nguy hiểm không?
Viêm lợi trùm răng khôn là một trong những bệnh lý về răng khôn bạn có thể gặp phải nhất. Tình trạng bệnh do răng khôn mọc ngầm trong nướu sau đó thức ăn dắt vào và khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây viêm. Khi bị viêm lợi trùm, bệnh nhân thường có biểu hiện như: Nướu lợi sưng đỏ, răng bị đau nhức, chảy máu chân răng, sốt, nổi hạch ở cổ và có dịch mủ chảy ra.
Viêm lợi trùm răng khôn, đặc biệt là ở giai đoạn nặng khi xuất hiện ổ mủ rất nguy hiểm. Viêm lợi trùm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng nướu: Đây cũng là một trong những biến chứng dễ thấy nhất khi bạn bị viêm lợi trùm răng khôn. Tình trạng này chủ yếu hình thành do viêm nhiễm không được điều trị đúng cách hoặc triệt để khiến phần nướu ngày càng bị tổn thương và dễ nhiễm trùng. Nhiễm trùng nướu kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
- Làm lung lay răng bên cạnh: Viêm lợi trùm răng khôn ảnh hưởng rất lớn đến các răng bên cạnh, nhất là răng hàm số 7. Khi đó vi khuẩn gây viêm tấn công vào nướu lợi và thân răng khỏe mạnh khiến các răng này bị lung lay và suy giảm chức năng ăn nhai.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Viêm lợi trùm răng khôn khiến người bệnh không thể ăn uống như bình thường. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược vì thiếu chất. Khi đó, sức đề kháng cũng bị suy giảm theo và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
- Ảnh hưởng đến giao tiếp: Ổ viêm thường khiến khoang miệng có mùi hôi khó ngửi khiến bạn tự ti khi giao tiếp. Không chỉ vậy, cảm giác đau nhức răng còn dẫn đến khó khăn trong việc mở miệng và khiến người bệnh phát âm không chuẩn.
Viêm lợi trùm răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, khi xuất hiện triệu chứng bệnh bạn nên điều trị bằng một số cách sau:
- Sử dụng thuốc Tây y: Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm lợi trùm răng khôn gồm: Thuốc kháng sinh (spiramycin, metronidazol), thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin, ibuprofen,…), thuốc chống phù nề,… Các loại thuốc này thường được dùng để giảm đau, kháng viêm trong trường hợp bệnh chưa diễn biến nặng.
- Chích rạch mủ: Trong trường hợp viêm lợi trùm hình thành các túi mủ bên trong mô nướu, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch để loại mủ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và lây lan rộng.
- Cắt lợi trùm: Đây là phương pháp bác sĩ loại bỏ phần lợi trùm từ trên xuống dưới để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giúp răng khôn mọc lên đúng vị trí. Tuy nhiên không phải trường hợp nào răng khôn bị lợi trùm cũng có thể cắt lợi được. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám trước khi áp dụng để tránh gặp biến chứng như tổn thương dây thần kinh lưỡi, nhiễm trùng chảy máu, tái phát viêm lợi trùm,…
- Nhổ răng khôn: Đây được cho là phương pháp tối ưu nhất giúp tình trạng viêm nhiễm mau lành hơn.
Có nên nhổ răng khôn không?
Có nên nhổ răng khôn hay không khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Theo các chuyên gia, việc nên hay không nên nhổ bỏ răng khôn còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người.
Nhổ bỏ răng khôn mang lại rất nhiều lợi ích như: Giảm đau đớn, khó chịu khi răng mọc ngầm và hạn chế việc mắc các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp loại bỏ răng có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bảo tồn để giữ răng. Một số trường hợp không nên thực hiện phương pháp nhổ răng khôn để trị bệnh gồm:
- Răng khôn mọc thẳng bình thường, không gây đau đớn, không ảnh hưởng các răng bên cạnh và không gây ra biến chứng.
- Bệnh nhân mắc một số bệnh lý như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,…
- Răng khôn có liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như dây thần kinh, xoang hàm,…
- Phụ nữ mang thai.
Cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu răng khôn là gì và cách xử lý những vấn đề liên quan, để răng miệng luôn khỏe mạnh bạn cần chú ý:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Hãy sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh gây trầy xước, viêm nhiễm nướu răng.
- Cần dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để loại sạch mảng bám tích tụ vi khuẩn trong kẽ răng.
- Ngoài ra, cần tránh dùng tay, tăm nhọn hoặc các vật cứng tác động vào nướu răng. Vì những hành động này có thể làm tổn thương nướu gây chảy máu hoặc viêm nhiễm.
Ăn uống hợp lý, khoa học
- Trong quá trình mọc răng, không nên ăn các loại thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Vì những thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến nướu răng và gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn.
- Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi giúp răng chắc khỏe hơn như cá, tôm, cua, ghẹ, súp lơ xanh, các loại hạt, phô mai, sữa, cá hồi,…
- Nên uống đủ lượng nước quy định mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng dẫn đến tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
- Ngoài ra, bạn cần hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, uống nước có gas, hút thuốc lá, uống cafe,… Những loại đồ ăn, đồ uống này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây hại cho cơ quan nội tạng.
Trên đây là kiến thức trả lời cho câu hỏi răng khôn là gì và những vấn đề cần lưu ý về răng khôn. Hi vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng miệng, bạn nên tới các cơ sở nha khoa ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!