Hỏi Đáp

Áp Xe Chân Răng Là Gì? Cách Phát Hiện Và Điều Trị Hiệu Quả 2023

Áp xe răng thường là hệ quả của việc không điều trị viêm hốc răng, sâu răng hoặc vệ sinh răng miệng kém. Khi áp xe xảy ra, bệnh nhân không chỉ phải đối mặt với triệu chứng đau nhức, chóng mặt, mệt mỏi,… mà còn có nguy cơ gánh chịu biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng. Do vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và kịp thời can thiệp là rất cần thiết.

Bị áp xe răng là gì?

Áp xe răng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng răng bị sưng đau, có dấu hiệu tụ mủ hoặc đã chảy dịch mủ. Đây là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân sâu răng, người mắc bệnh nha chu hoặc bị nứt răng làm men răng vỡ và tạo điều kiện cho vi trùng len lỏi, gây tê liệt tủy răng. Khi những biến chứng đó xảy ra, hốc xương hàm sẽ tụ mủ và gây nên áp xe răng.

Hình ảnh khối áp xe ở vùng lợi của bệnh nhân
Hình ảnh khối áp xe ở vùng lợi của bệnh nhân

Theo các nha sĩ, áp xe răng hình thành và gây ra các triệu chứng trong thời gian ngắn. Ở nhiều bệnh nhân, tình trạng này có thể bộc phát chỉ sau 1-2 ngày khi răng bị nhiễm trùng. Bệnh có thể “làm phiền” mọi đối tượng, kể cả trẻ em lẫn người lớn.

Các nha sĩ cho biết, bệnh lý này xảy ra chủ yếu do thói quen ăn uống vệ sinh. Do vậy, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ răng nào trong khoang miệng và làm phiền mọi đối tượng bệnh nhân. Song phổ biến nhất vẫn là các loại răng sau:

  • Áp xe răng sữa: Là tình trạng phổ biến ở trẻ em gây nhiễm trùng chân răng hoặc làm xuất hiện các túi mủ vùng rãnh sát ổ chân răng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này ở trẻ là sâu răng, mảng bám từ thức ăn hoặc tổn thương sau ngã, va đập…
  • Áp xe răng cửa: Có thể gặp ở mọi đối tượng với nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Áp xe răng hàm: Răng hàm vốn luôn bị che khuất bởi vùng da hai bên má nên việc vệ sinh đôi khi sẽ khó khăn. Chính điều này đã tạo cho vi khuẩn có cơ hội phát triển từ lượng thức ăn dư thừa và gây áp xe.
  • Áp xe răng hàm dưới: Có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhất là những người thường xuyên nhai đồ quá cứng khiến răng tổn thương, thậm chí làm nứt răng và dẫn đến hiện tượng áp xe do có sự tấn công của vi khuẩn vào tủy.

Phân loại bệnh áp xe chân răng

Theo mức độ, vị trí của khối áp xe, tình trạng nha khoa này được chia làm 2 loại là áp xe răng và áp xe chân răng. Đặc điểm của từng hình thức áp xe như sau:

Áp xe chân răng

Đây là một dạng nhiễm trùng tương đối nguy hiểm, chỉ xuất hiện tại khu vực chân răng bị tổn thương. Áp xe chân răng thường là hậu quả của một bệnh lý tủy xương nào đó không được điều trị hoặc các can thiệp lấy tủy răng nhưng đã thất bại.

Áp xe ổ chân răng có đặc trưng là sự hình thành các túi mủ dưới chân răng, khiến bệnh nhân sưng đau, dịch mủ rò rỉ ra ngoài, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Căn cứ vào sự hình thành các túi mủ viêm, loại áp xe này lại được chia thành:

  • Áp xe quanh chân răng không có ổ: Là dạng viêm nhiễm nhẹ do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ổ vi khuẩn vào men răng. Tình trạng này tuy chưa quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, khi không điều trị có thể chuyển thành áp xe mãn tính.
  • Áp xe quanh chân răng có ổ: Được hiểu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính. Đặc biệt nếu các ổ áp xe này có mủ sẽ dễ dàng lây lan sang bộ phận khác gây u nang quanh chân răng, viêm xoang hàm trên, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.

Áp xe quanh răng

Còn được gọi là áp xe quanh thân răng khi khối áp xe bao bọc gần như toàn bộ răng bị tổn thương. Áp xe quanh răng thường là hậu quả của tình trạng nha chu diễn biến lâu nhưng không can thiệp, dẫn tới viêm nhiễm khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi.

Tùy thuộc vào cấp độ bệnh mà áp xe được phân loại riêng biệt
Tùy thuộc vào cấp độ bệnh mà áp xe được phân loại riêng biệt

Nguyên nhân gây bệnh

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng áp xe chính là không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đúng cách. Khi thức ăn và mảng bám còn sót lại trên răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, hình thành nên khối áp xe có mủ hoặc không.

Bên cạnh đó, tình trạng nha khoa nguy hiểm này còn có thể xuất phát do các vấn đề sau:

  • Biến chứng của bệnh về răng: Phân hủy răng, tooth decay, gãy hoặc mẻ răng… cũng có thể làm men răng bị vỡ ra, tạo điều kiện cho vi trùng len lỏi vào trong tủy rồi gây nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng lan rộng từ chân răng đến xương chống đỡ chân răng, gây nên áp xe.
  • Nhiễm trùng gây bọc mủ: Ở các mô đã chết nhưng vi trùng còn sống có thể gây sưng viêm và khiến bệnh nhân đau đớn. Trường hợp chân răng bị chết, người bệnh không còn cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, vi trùng vẫn còn hoạt động, chúng sẽ tiếp tục lây lan và phá hủy những mô khác.
  • Lấy tủy răng thất bại: Việc không lấy hết hoặc lấy tủy răng thất bại có thể gây viêm nhiễm, hình thành túi mủ gây áp xe tủy răng.
  • Sâu răng, viêm tủy: Khi không may gặp phải tình trạng này, nhiều người thường chủ quan không thăm khám và điều trị ngay. Lâu dần, bệnh diễn biến nặng hơn và gây nên áp xe bị sâu răng khó điều trị.
  • Tác động của ngoại lực: Các va đập mạnh khiến răng bị nứt, vỡ, khiến tình trạng áp xe xảy ra nhanh hơn.
Các vấn đề về nha chu rất dễ gây áp xe khiến bệnh nhân đau đớn
Các vấn đề về nha chu rất dễ gây áp xe khiến bệnh nhân đau đớn

Ngoài ra, những bệnh lý như tim mạch, tiểu đường cũng có thể làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch, từ đó vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây áp xe chân răng, thậm chí là áp xe quanh thân răng. Do vậy những đối tượng đang mắc các bệnh lý nền này cần hết sức lưu ý.

Dấu hiệu khi bị áp xe chân răng

Tình trạng nha khoa này đặc trưng bởi triệu chứng sưng mặt nghiêm trọng tại vùng răng nhiễm trùng. Toàn bộ khoang miệng, phần hàm đau nhức khó chịu, nhất là tại vị trí răng bị bệnh.

Mặt khác, khi áp xe xảy ra, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Sốt cao, chóng mặt, mặt nóng bừng, vùng cổ và mặt ổ nhiều mồ hôi kèm theo sưng tấy. Điều này cho thấy các vi trùng đang tích tụ tại khoang miệng và gây viêm sưng khó chịu.
  • Đau nhức răng, thậm chí chỉ cần nhai nhẹ hoặc súc miệng cũng cảm thấy đau.
  • Ê buốt khi dùng đồ ăn nóng và lạnh, nhất là khi súc miệng đánh răng hoặc uống nước.
  • Hơi thở có mùi hôi tanh giống như mùi của dịch mủ.
  • Bệnh nhân nóng sốt, nổi hạch vùng cổ và luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Phần lợi dưới chân răng sưng tấy, quan sát thấy có màu trắng hoặc vàng khác với màu hồng sinh lý của lợi.
  • Chân răng xuất hiện tụ mủ, chúng đè vào nhau. Nếu nặng có thể gây chảy mủ hôi khó chịu.

Đây đều là những triệu chứng rất điển hình khi bị bệnh. Do đó, nếu đang gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào bệnh nhân cũng nên chủ động thăm khám để được tư vấn, điều trị.

Biến chứng của hiện tượng áp xe chân răng là gì?

Tình trạng áp xe nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không để lại những biến chứng xấu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ là chủ quan, để bệnh tiến triển lâu ngày thì có thể dẫn tới nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.

Bệnh lý này tồn tại nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe
Bệnh lý này tồn tại nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe

Những mối nguy mà người bệnh phải đối mặt khi không điều trị áp xe gồm:

  • Rụng răng: Trước tiên, bệnh sẽ khiến chân răng đau nhức, cơn đau thậm chí lan ra cả hàm khiến người bệnh khó chịu. Lâu dần, răng sẽ lung lay gây cản trở tới hoạt động nhai thức ăn khiến sức khỏe răng miệng giảm sút. Sau một khoảng thời gian, chiếc răng bị áp xe sẽ yếu dần và rụng.
  • Nhiễm trùng huyết, đe dọa tử vong: Khi răng bị áp xe sẽ kéo theo xoang hàm bị nhiễm trùng hoặc áp xe não. Theo mạch máu, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào não và gây nên tình trạng hôn mê. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng huyết và phải đối mặt với nguy cơ tử vong.

Có thể thấy rằng, đây là tình trạng tương đối nguy hiểm, bệnh nhân không nên trì hoãn điều trị trong bất cứ tình huống nào. Do bệnh có chiều hướng tiến triển nhanh với những biến chứng tồi tệ nên mỗi người cần chủ động thăm khám và điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

Chẩn đoán khối áp xe của bệnh

Để chẩn đoán áp xe răng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng và nướu bị tổn thương. Để phân biệt áp xe quanh chân răng và áp xe nha chu, bác sĩ có thể thực hiện các thao tác thăm khám và chẩn đoán sau:

  • Kiểm tra bằng tay: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, há miệng, nha sĩ sử dụng tay để xác định vị trí của khối áp xe. Khối này sẽ nằm ở vị trí đau nhất khi có lực tác động.
  • Dùng bộ gõ để thăm khám: Nha sĩ sử dụng dụng cụ khám răng để thử gõ vào răng bị bệnh. Nếu bệnh nhân bị đau khi gõ hoặc ấn vào răng nào đó thì chứng tỏ răng đó bị áp xe.
  • Chụp X-Quang: Đây là xét nghiệm gần như bắt buộc khi chẩn đoán bệnh về răng, trong đó có áp xe. Qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đánh giá các mô xương của răng cũng như vị trí, kích thước ổ áp xe.
  • Chụp CT: Chẩn đoán hình ảnh này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị áp xe và nghi ngờ khối nhiễm trùng đã lây lan sang các bộ phận khác theo mạch máu.
Hình ảnh mô xương răng thu được qua phim chụp X-Quang
Hình ảnh mô xương răng thu được qua phim chụp X-Quang

Phương pháp điều trị áp xe chân răng

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh lý này chính là sử dụng kháng sinh nhằm kiểm soát các triệu chứng, ngăn viêm nhiễm. Sau đó can thiệp bằng các thủ thuật rạch áp xe răng nhằm loại bỏ mủ, cuối cùng là lấy tủy, cạo vôi, trám răng để điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp răng bị tổn thương nặng, không thể bảo tồn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng.

Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng mà phác đồ điều trị áp xe ở răng sẽ có sự khác biệt:

  • Đối với người lớn: Điều trị tủy là ưu tiên hàng đầu với nhóm bệnh nhân này nhằm bảo tồn răng. Sau khi được điều trị nội nha, các bệnh nhân sẽ được lắp chụp răng, vùng tủy răng tự nhiên được thay thế bằng tủy nhân tạo nhằm ngăn chặn sự tái xâm nhập của vi khuẩn.
  • Đối với trẻ em: Không phù hợp để điều trị tủy với những bệnh nhi áp xe nặng, chỉ định lúc này sẽ là nhổ bỏ. Bởi ở trẻ nhỏ, các răng bị áp xe thường là răng sữa, việc lấy tủy có thể gây tác động không tốt tới dây thần kinh, ảnh hưởng tới sự phát triển của răng trưởng thành đang mọc bên dưới.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tương đối, căn cứ vào tình trạng mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Trong đó loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị dứt điểm nguyên nhân gây áp xe và bảo tồn răng vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Răng bị áp xe nên ăn gì, kiêng gì là tốt?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân bị áp xe răng bởi nếu ăn đồ quá cứng, thức ăn tươi sống nhiều vi khuẩn,… sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, làm tăng nguy cơ biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên xây dựng thực đơn theo gợi ý sau:

Nhóm thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm chứa chất oxy hóa: Chất oxy hóa không chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị bệnh mà còn đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Nhóm thực phẩm này bao gồm: Ổi, kiwi, ớt chuông, đu đủ, cải xoăn, dâu tây…
  • Đồ ăn giàu vitamin E: Loại vitamin này có nhiều trong cá hồi, hạt hướng dương, rau bina, quả bí đao, dầu oliu…
  • Thực phẩm giàu Carotenoid: Phổ biến nhất là khoai lang, cà rốt, bí ngô, dưa lưới…
  • Một số thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch: Cà rốt, táo, sữa chua, dâu tây, tỏi…

Nhóm thực phẩm nên kiêng:

  • Kẹo, đồ ăn nhiều đường: Bởi những loại đồ ăn này chứa rất nhiều acid, có thể làm gia tăng tổn thương răng, làm tăng nguy cơ sâu răng – nguyên nhân dẫn tới áp xe chủ yếu.
  • Bánh mì: Thực phẩm này rất dễ hút nước bọt khiến bệnh nhân khô miệng. Đồng thời việc tiết nhiều nước bọt khi ăn bánh mì cũng có thể tăng nguy cơ phân hủy nước bọt thành đường, làm triệu chứng áp xe thêm trầm trọng.
  • Rượu và đồ uống có gas: Đây là hai thức uống vừa có hại cho sức khỏe vừa có thể khiến triệu chứng áp xe thêm trầm trọng.
Bệnh nhân nên ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Bệnh nhân nên ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nên khám, chữa áp xe chân răng ở đâu uy tín?

Trên cả nước hiện có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám, điều trị áp xe răng uy tín chất lượng. Nếu đang có nhu cầu, bệnh nhân có thể tìm đến các địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương: Đây là đơn vị tuyến đầu trong thăm khám và điều trị bệnh nha khoa, trong đó có ép xe răng. Bệnh viện đang sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, hệ thống máy móc chẩn đoán và điều trị hiện đại, giúp bệnh nhân giải quyết hiệu quả vấn đề răng miệng đang gặp phải. Bệnh viện có địa chỉ tại: 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Hotline tư vấn (84.4) 3826.9722 – 3928.5172 – 3826.9275.
  • Khoa Răng – Bệnh viện 108: Chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh về răng, trồng răng giả cho bộ đội, đối tượng có BHYT và nhân dân. Hiện bệnh viện đang áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong khám và điều trị áp xe răng với những phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Địa chỉ bệnh viện: Số 1 Trần Hưng Đạo – thuộc quận Hai Bà Trưng – Hà Nội – Hotline tư vấn: 024 6278 4129.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh: Bệnh viện hiện đang ứng dụng kỹ thuật số, giúp giảm đau đớn và rút ngắn thời gian điều trị nha khoa. Với những bệnh nhân bị áp xe răng tại phía Nam có thể tìm đến viện theo địa chỉ: 265 Trần Hưng Đạo, thuộc phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh – Hotline 028 3836 0191.

Phòng tránh bệnh hiệu quả

Ngăn chặn nguy cơ sâu răng là một trong những biện pháp phòng tránh áp xe răng hiệu quả. Do vậy, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau để chăm sóc tốt cho răng miệng:

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, tốt nhất nên sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Sau khi ăn luôn làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Tránh dùng tăm xỉa răng quá mạnh bạo vì có thể gây viêm lợi, nhiễm trùng chân răng…
  • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần hoặc khi cảm thấy lông bàn chải kém, bị thô cứng.
  • Ăn uống cân bằng, luôn hạn chế đồ ăn ngọt, đồ ăn vặt.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng theo định kỳ để sớm phát hiện vấn đề bất thường và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Áp xe răng không còn là bệnh lý hiếm gặp, luôn tiềm ẩn nhiều nguy hại về sức khỏe. Do vậy, mỗi người nên chủ động vệ sinh răng miệng và tới bệnh viện thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu bất thường. Đừng vì lơ là mà làm ảnh hướng xấu tới răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Những năm tháng đầu đời của trẻ, thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Vậy trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng...

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự
Giải đáp thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây...

Top 10 Nha Khoa Dĩ An Được Khách Hàng Đánh Giá Cao
Top 10 Nha Khoa Dĩ An Được Khách Hàng Đánh Giá Cao

Hiện nay, tại khu vực Dĩ An - Bình Dương có rất nhiều phòng khám nha khoa với chất lượng tốt. Để giúp các bạn...

Bệnh nha chu ở trẻ nhỏ được chia ra làm 4 loại cơ bản
Bé bị viêm nha chu nhận biết và điều trị thế nào đảm bảo an toàn

Bé bị viêm nha chu là dạng bệnh lý khá phổ biến. Căn bệnh này có liên quan trực tiếp tới mô nâng đỡ ở...

Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất
Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất 

Mặc dù thăm khám tổng quát, điều trị bệnh hay thẩm mỹ răng miệng cũng đều cần đến tay nghề cao của bác sĩ ở...

Không phải trường hợp nào cũng có thể trồng răng sứ nguyên hàm
Trồng Răng Sứ Nguyên Hàm Và Những Thông Tin Bạn Cần Lưu Ý

Trồng răng sứ nguyên hàm là trường hợp không hiếm gặp tại các nha khoa thẩm mỹ. Mặc dù rất phổ biến nhưng với sự...

Sâu răng có mủ
Bị Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Đau Răng Ê Buốt

Ê buốt răng và chân răng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này gây cảm giác ê buốt khó chịu cho người...

Thời gian trồng răng giả mất bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trồng Răng Giả Mất Bao Lâu Để Có Kết Quả Tốt Nhất? Giải Đáp Cụ Thể

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để trồng răng giả nếu bạn không may bị mất răng trong những trường hợp không mong muốn....

ReviewNK