Nhổ Răng Khôn Có Đau Không? Cách Giảm Đau Hiệu Quả Nhất
Rất nhiều người lo lắng liệu nhổ răng khôn có đau không. Thông thường người bệnh có thể đau nhẹ sau khi thuốc tê hết tác dụng [1]. Tình trạng này thường kéo dài từ 2 – 3 ngày và dần thuyên giảm. Cảm giác đau khi nhổ răng khôn sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người, tay nghề bác sĩ, tình trạng răng miệng, công nghệ được ứng dụng và cách chăm sóc tại nhà [2].
Bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau như: Chườm nóng, chườm lạnh, ngậm bông gạc, uống thuốc giảm đau, chú ý cách vệ sinh và ăn uống tại nhà [3].
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn được xem là cuộc tiểu phẫu vì quá trình thực hiện không quá phức tạp, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ chiếc răng khôn ra khỏi xương hàm. Vậy khi nhổ răng khôn có đau không?
Khi tiến hành, bệnh nhân được tiêm thuốc gây tê cục bộ nên không có cảm giác đau nhức. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác ê nhức, khó chịu có thể xảy ra trong khoảng 2 – 3 ngày đầu, sau đó dần biến mất và bạn sẽ trở về trạng thái bình thường, ăn nhai tốt.
Thông thường, mức độ đau nhức sau khi nhổ răng số 8 sẽ phụ thuộc vào phương pháp gây tê, kỹ thuật thực hiện, tay nghề của bác sĩ. Nếu được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia lành nghề, nhiều kinh nghiệm, ít xâm lấn đến mô mềm sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối, không đáng lo ngại.
Giải Đáp Chi Tiết: Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không?
Nhổ răng khôn bị đau do đâu?
Có nhiều trường hợp nhổ răng khôn bị đau do một số nguyên nhân như:
- Cơ địa của người bệnh: Cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau với sự tấn công của các tác nhân bên ngoài, do đó trong và sau khi nhổ răng khôn, một số trường hợp sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, tuy nhiên một số khác chỉ ê nhức nhẹ, không đáng kể.
- Tình trạng răng miệng: Với những người có răng khôn mọc ngầm, mọc lệch khiến quá trình nhổ bỏ lâu hơn, phức tạp hơn, bác sĩ cần tác động nhiều đến mô mềm nên vết thương có thể lớn và gây đau nhức nhiều cho người bệnh.
- Tay nghề của bác sĩ: Nhổ răng khôn nếu được thực hiện bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn không cao, không tuân thủ đúng kỹ thuật có thể làm tổn thương cấu trúc giải phẫu bên trong xương hàm bao gồm màng xoang, mạch máu, dây thần kinh,… dễ gây đau nhức dữ dội, dai dẳng nhiều ngày.
- Phương pháp được áp dụng: Hiện nay có nhiều kỹ thuật nhổ răng được áp dụng, theo đó ứng dụng công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome làm đứt dây chằng xung quanh chân răng nhanh chóng, nhổ răng dễ dàng, hạn chế đau đớn.
- Cách chăm sóc sau tiểu phẫu: Bệnh nhân có thể bị đau sau khi nhổ răng khôn nếu cách vệ sinh, chăm sóc, ăn uống không đúng cách, tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc gặp biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm đau khi nhổ răng khôn
Để giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Cắn băng gạc 30 phút: Khi nhổ răng số 8 xong, bạn nên nhét cục bông hoặc gạc vào vị trí răng khôn đã nhổ để cầm máu trong ít nhất 30 phút đến khi ngừng chảy máu hẳn
- Chườm nóng: Chườm nóng giúp làm tan máu bầm nhanh, giảm hiện tượng ê buốt, đau nhức khó chịu. Bạn có thể dùng túi chườm đựng nước nóng bên trong và đặt ngoài má, ngay vị trí bị đau nhức.
XEM NGAY: Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn thì phải làm sao?
- Chườm lạnh: Phương pháp này cũng hỗ trợ giảm sưng đau sau khi nhổ răng khôn. Bạn cho đá lạnh và túi chườm và để ra ngoài má hoặc có thể dùng đá viên xoa nhẹ ngoài má, ngay vị trí nhổ răng khôn để được thư giãn.
- Dùng thuốc giảm đau: Nếu bị đau nhức dữ dội, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau, chú ý tuân thủ đúng liều lượng và tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
- Chú ý chế độ ăn uống: Nhổ răng khôn có đau không sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống tại nhà, vì thế để tránh tình trạng đau nhức, khoảng 1 tuần đầu bạn chỉ nên ăn cháo, súp, sữa, tránh ăn thực phẩm cứng, dai, cần lực nhai nhiều.
- Vệ sinh đúng cách: Thận trọng khi vệ sinh răng miệng ở giai đoạn này, bạn chỉ nên súc miệng bằng nước muối loãng sau khi nhổ răng khoảng 2 ngày, chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động đến vị trí nhổ răng.
Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc nhổ răng khôn có đau không. Nếu không muốn gặp tình trạng đau nhức và những biến chứng nguy hiểm, tốt nhất bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, có bác sĩ nhiều kinh nghiệm, ứng dụng kỹ thuật hiện đại, ngoài ra, nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi chăm sóc tại nhà.
Đọc thêm:
- BS nội trú Thuỳ Anh nói gì về Kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
- Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?
- Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!