Hỏi Đáp

Nhổ Răng Có Đau Không? Cách Để Giảm Đau Khi Nhổ Răng

Quá trình nhổ răng sẽ xâm lấn đến các tổ chức trong miệng. Vậy thực tế nhổ răng có đau không? Chuyên gia cho biết người bệnh có cảm giác đau nhức khoảng 3 – 5 ngày sau khi tiểu phẫu và thuyên giảm dần. Bạn có thể yên tâm vì hiện nay dịch vụ này được hỗ trợ bởi thuốc gây tê, thuốc giảm đau và công nghệ hiện đại nên tránh được tình trạng đau đớn [1].

  • Mức độ và thời gian đau khi nhổ răng phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, vị trí nhổ răng, phương pháp thực hiện và cách chăm sóc tại nhà.
  • Người bệnh nên chú ý cách giảm đau do nhổ răng đó là: Cắn bông gòn, dùng thuốc giảm đau, chườm nóng hoặc chườm lạnh, vệ sinh, ăn uống đúng cách và chọn nha khoa uy tín để thực hiện [2].

Nhổ răng có đau không?

Nhổ răng được xem là cuộc tiểu phẫu trong nha khoa, khi thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để xâm lấn đến các tổ chức trong miệng, mức độ nhiều hay ít còn tùy từng trường hợp. Thông thường bác sĩ cần tách, rạch lợi, lay chân răng, bẩy chân răng ra khỏi ổ. Điều này có thể gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Với thắc mắc nhổ răng có đau không, chuyên gia khẳng định là CÓ, tuy nhiên thời gian, mức độ đau ở từng trường hợp là không giống nhau. Bạn có thể yên tâm vì trong quá trình thực hiện được tiêm thuốc gây tê cục bộ hoặc gây mê, đồng thời các nha khoa hiện nay đang ứng dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, hạn chế xâm lấn, ít đau nhức. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ ê nhức tại vị trí nhổ răng trong khoảng 3 – 5 ngày và dần thuyên giảm, trở về trạng thái bình thường.

Nhổ răng có gây đau nhức sau khi thuốc tê hết tác dụng
Nhổ răng có gây đau nhức sau khi thuốc tê hết tác dụng

Trên thực tế nhổ răng có đau không sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Tay nghề của bác sĩ: Nếu được nhổ răng bởi bác sĩ giỏi, có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật sẽ hạn chế tổn thương, chảy máu, giảm tình trạng đau nhức. Ngược lại bác sĩ thiếu chuyên môn, tay nghề kém thường gây tổn thương nhiều khiến bệnh nhân đau dữ dội hơn.
  • Vị trí nhổ răng: Thông thường khi nhổ răng sâu cần loại bỏ tủy chết hoặc nhổ răng khôn là nơi tập trung nhiều dây chằng, dây thần kinh nên người bệnh bị đau nhức và cần nhiều thời gian phục hồi hơn những răng bình thường khác.

XEM NGAY: Răng khểnh là răng nào? Có nên nhổ răng khểnh không?

  • Công nghệ nhổ răng: Có nhiều biện pháp nhổ răng bao gồm kỹ thuật truyền thống và hiện đại. Một số nha khoa vẫn sử dụng bẩy, kìm nhổ răng sẽ gây ra tình trạng đau trong thời gian dài, ngược lại khi áp dụng công nghệ nhổ răng Piezotome thông minh hạn chế xâm lấn, ít đau hơn.
  • Cách chăm sóc tại nhà: Một số trường hợp không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không kiêng khem trong việc ăn uống, vệ sinh thường bị đau dữ dội sau nhổ răng, thậm chí còn gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Tay nghề của bác sĩ ảnh hưởng đến vấn đề nhổ răng có đau không
Tay nghề của bác sĩ ảnh hưởng đến vấn đề nhổ răng có đau không

Lưu ý giảm đau khi nhổ răng

Sau nhổ răng gặp hiện tượng đau nhức là bình thường, tuy nhiên bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau, hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh và ngăn ngừa rủi ro như sau:

  • Cắn bông gòn cầm máu: Ngay sau khi nhổ răng, người bệnh được yêu cầu cắn chặt miếng bông gòn tại vị trí tổn thương trong khoảng 30 – 60 phút để cầm máu.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh để chườm bên ngoài má, ngay vị trí nhổ răng, kết hợp massage nhẹ để giảm sưng đau.
  • Dùng thuốc: Trong trường hợp sau nhổ răng bị đau nhức dữ dội, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, chú ý không tự ý mua thuốc về sử dụng gây nguy hiểm.
  • Nghỉ ngơi đủ: Sau nhổ răng, người bệnh được khuyến khích nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày đầu để cơ thể được phục hồi, đồng thời tránh quá trình vận động mạnh, lao động quá sức ảnh hưởng đến vết thương, tăng nguy cơ chảy máu, đau nhức.
  • Không súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng sát khuẩn, tiệt trùng, tuy nhiên khoảng 2 – 3 ngày đầu sau nhổ răng, bạn không nên súc miệng bằng nước muối vì chúng gây xót nướu, tăng cảm giác đau nhức, đồng thời cản trở quá trình đông máu.
  • Vệ sinh đúng cách: Sử dụng bàn chải lông mềm để chải nhẹ nhàng trong miệng, tuyệt đối không tác động ở vị trí mới nhổ răng, đồng thời không dùng tay hay vật nhọn chạm vào vết thương để tránh gây đau nhức, nhiễm trùng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đúng cách: Trong khoảng 1 tuần đầu sau nhổ răng, người bệnh nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ nuốt như sữa, súp, canh, cháo, bột yến mạch, trứng, phô mai, rau củ quả mềm. Không ăn đồ ăn dai cứng, nhiều mảnh vụn, chứa nhiều đường, nhiều muối, không uống rượu bia.

XEM THÊM: Nhổ Răng Khôn Cần Kiêng Gì? Kiêng Ăn Bao Lâu?

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Để tránh tình trạng đau nhức nhiều khi nhổ răng, bạn nên lựa chọn nha khoa chất lượng có bác sĩ tay nghề cao, kỹ năng tốt, ứng dụng công nghệ thông minh, phương pháp hiện đại hạn chế xâm lấn.
Nên lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng an toàn
Nên lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng an toàn

Ở bài viết trên đây, chuyên gia đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề nhổ răng có đau không cùng một số biện pháp hạn chế cơn đau nhức, khó chịu. Tình trạng ê nhức sau nhổ răng là khó tránh khỏi, để hạn chế cơn đau dữ dội và đảm bảo an toàn, không gây biến chứng, bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và có chế độ chăm sóc phù hợp tại nhà.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhổ răng được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị áp xe rặng
Tổng hợp các cách điều trị áp xe răng hiệu quả cần lưu lại ngay

Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người...

Những trường hợp không nên bọc răng sứ
ViDental Clinic: Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn bởi vừa giúp khắc phục các khuyết điểm trên...

áp xe răng khôn
Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Răng khôn khi bắt đầu mọc sẽ gây ra nhiều đau đớn cho chúng ta. Bên cạnh đó, một số biến chứng cũng có thể...

Trồng răng giả giá bao nhiêu 1 chiếc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trồng Răng Sứ Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc? Địa Chỉ Trồng Răng Sứ Uy Tín

“Cái răng cái tóc là góc con người” là câu ca từ xa xưa nói về việc ngoại hình có ảnh hưởng lớn đến hình...

khi nào nhổ răng sữa cho bé
Khi nào nhổ răng sữa cho bé thích hợp nhất? Lưu ý cho cha mẹ

Khi nào nhổ răng sữa cho bé là điều khiến nhiều người làm cha làm mẹ băn khoăn, chủ yếu vì không biết cách xác...

Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể bị mắc bệnh viêm nướu răng
Các cách điều trị viêm nướu răng giúp giảm đau buốt, khó chịu cực dễ

Viêm nướu răng là căn bệnh đang ngày càng phổ biến. Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị kịp thời có thể gây...

trị sâu răng
Các Giải Pháp Trị Sâu Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất 2023

Sâu răng là tình trạng răng bị hư hại do các loại vi khuẩn Actinomyces, Lactobacillus và Streptococcus. Biểu hiện của sâu răng đặc trưng...

áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Áp xe răng ở trẻ em thường gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do răng,...