Hỏi Đáp

Hôi miệng dạ dày và bí kíp đẩy lùi siêu nhạy nên áp dụng ngay lập tức!

Hôi miệng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở nhiều người. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc giao tiếp. Trong đó, hôi miệng dạ dày là căn bệnh đang có xu hướng tăng cao.

Thế nào là hôi miệng dạ dày?

Hôi miệng dạ dày là hiện tượng hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu do người bệnh mắc phải bệnh lý liên quan tới dạ dày như viêm dạ dày, dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày, dạ dày bị hở van… Điều này khiến cho trong quá trình tiêu hóa mùi thức ăn theo vị trí bị hở này tràn lên khoang miệng và gây ra mùi khó chịu.

Nguyên nhân hôi miệng dạ dày là gì?

Dạ dày đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn, là nơi trú ngụ các loại vi khuẩn gây hại. Nếu bạn thường xuyên ăn các thức ăn gây kích ứng, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia thì nguy cơ mắc phải bệnh lý dạ dày thường rất cao.

Mắc bệnh lý về dạ dày sẽ khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi
Mắc bệnh lý về dạ dày sẽ khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi

Một số bệnh liên quan tới dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày… sẽ khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi. Lý do là dịch acid bên trong dạ dày sẽ trào lên họng khiến niêm mạc xung quanh tổn thương. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi.

Các chuyên gia cũng nhận định, hôi miệng từ dạ dày được đánh giá là nghiêm trọng. Để loại bỏ dứt điểm mùi hôi đòi hỏi người bệnh phải điều trị triệt để các bệnh liên quan tới dạ dày, đồng thời kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Các phương pháp điều trị hôi miệng dạ dày

Hôi miệng dạ dày nên được điều trị tận gốc từ căn nguyên, xuất phát từ các bệnh lý dạ dày.

Chữa hôi miệng dạ dày hiệu quả với bài thuốc dân gian

Nếu bị bệnh hôi miệng từ dạ dày thì bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau đây:

Chữa hôi miệng dạ dày với rễ cam thảo

Trong y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính ấm thường dùng để điều trị các bệnh lý liên quan tới dạ dày. Bên cạnh đó, tinh dầu của cam thảo còn có tác dụng loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng rất tốt.

Tinh dầu của cam thảo còn có tác dụng loại bỏ mùi hôi khó chịu
Tinh dầu của cam thảo còn có tác dụng loại bỏ mùi hôi khó chịu

Bạn sử dụng bột cam thảo đem pha với nước ấm, sử dụng nước này để uống sẽ giúp giải độc, thanh nhiệt và loại bỏ mùi hôi. Bên cạnh đó, hãy dùng thêm cam thảo thái lát nhai trong miệng vài phút, mỗi ngày thực hiện 1-2 lần để mùi hôi miệng được cải thiện.

Chữa hôi miệng dạ dày với bạc hà

Trong thành phần của bạc hà có chứa các hợp chất giúp kháng khuẩn. Hơn nữa, nó cũng tạo ra mùi thơm tự nhiên giúp trị hôi miệng vì dạ dày rất tốt.

Bạn sử dụng lá bạc hà tươi nhai trong khoảng vài phút hoặc sử dụng ăn kèm trong bữa ăn. Nuốt lá này sẽ giúp hơi thở có mùi dễ chịu, thông họng. Có thể thấy đây là cách trị bệnh khá hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Sử dụng lá húng quế

Trong y học cổ truyền, húng quế thuộc họ bạc hà có tính nóng, vị cay được dùng phổ biến để làm gia vị cho món ăn và chữa nhiều chứng bệnh khác nhau.

Với người bị hôi miệng dạ dày, hãy dùng 3-4 lá húng quế đem hãm cùng với nước sôi khoảng 5 phút. Sử dụng nước này để uống và nhai húng quế sau mỗi bữa ăn. Hãy áp dụng cách này 2 lần/ ngày để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Xem thêm: Hôi miệng lâu năm tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng nhất

Chữa hôi miệng dạ dày với lá húng quế đơn giản
Chữa hôi miệng dạ dày với lá húng quế đơn giản

Chữa hôi miệng từ dạ dày với gừng

Trong thành phần của gừng có chứa tinh dầu, zingiberen, linalool, geraniol, curcumen, zingiberen, borneol. Nó có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi và đặc trị các bệnh lý liên quan tới dạ dày.

Sử dụng gừng tươi đem rửa sạch với nước, sau đó gạt vỏ rồi thái thành những lát mỏng. Cho gừng nấu cùng với nước trong vòng 5 phút và dùng súc miệng mỗi ngày. Cần thực hiện từ 3 đến 5 lần/ ngày để hiệu quả đạt được cao nhất.

Sử dụng vỏ chanh tươi

Vỏ chanh tươi có công dụng trong việc làm trắng răng và loại bỏ mùi hôi miệng nhanh chóng. Trong thành phần của nguyên liệu này có chứa lượng axit rất cao.

Vỏ chanh tươi có công dụng trong việc làm trắng răng
Vỏ chanh tươi có công dụng trong việc làm trắng răng

Sử dụng vỏ chanh đem rửa sạch, sau đó nhai trực tiếp và nuốt cả phần vỏ. Nó sẽ có tác dụng trong việc diệt vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước cốt chanh hòa cùng với chút muối để súc miệng.

Chữa hôi miệng dạ dày với lá ngò tươi

Trong đông y, lá ngò tươi có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc thường được sử dụng để thanh uế, khử thấp nhiệt, trục hàn tà, giải trướng khí, trị hôi miệng và kích thích hệ tiêu hóa.

Người bệnh sử dụng ngò gai tươi đem rửa sạch, sau đó sắc với nước lấy nước đặc. Cho thêm chút muối vào cùng rồi sử dụng nước này để súc miệng nhiều lần trong ngày. Chỉ sau vài lần áp dụng, bạn sẽ thấy hơi thở cải thiện rất nhiều.

Sử dụng baking soda

Trong thành phần của baking soda có chứa Hidrocacbonat và muối axit. Nó có tác dụng trong việc giảm nồng độ axit bên trong khoang miệng, cải thiện mùi hôi.

Trong thành phần của baking soda có chứa Hidrocacbonat và muối axit
Trong thành phần của baking soda có chứa Hidrocacbonat và muối axit

Người bệnh sử dụng 2 muỗng cà phê baking soda trộn cùng chút nước cho sánh. Sử dụng bàn chải nhúng hỗn hợp này trải đều lên răng. Sau đó súc miệng và đánh răng lại với kem đánh răng như bình thường. Ngoài ra, bạn có thể pha nguyên liệu này với nước để súc miệng, cách này cũng có tác dụng trong việc loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Để điều trị hôi miệng dạ dày, bạn cũng cần phải áp dụng thêm một số cách sau:

Sử dụng thuốc

Nếu việc thay đổi chế độ ăn, lối sống không giúp giải quyết tình trạng bị hôi miệng từ dạ dày, lúc này người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin h2.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến giảm khả năng bài tiết nước bọt. Vì thế khi dùng thuốc, bệnh nhân cần phải uống nhiều nước để ngăn chặn những tác dụng phụ không mong muốn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng cũng là yếu tố quan trọng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra hôi miệng. Người bệnh cần kết hợp đánh răng, sử dụng nước súc miệng mỗi ngày. Ngoài ra, sau khi ăn xong cần vệ sinh kẽ răng với chỉ nha khoa.

Phòng ngừa bệnh lý hôi miệng dạ dày như thế nào?

Để phòng ngừa hôi miệng từ dạ dày, bạn cần áp dụng một số điều sau đây:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Nicotin trong thuốc lá sẽ làm vòng thực quản dưới bị giãn khiến triệu chứng bệnh dạ dày thêm nghiêm trọng.
  • Sau khi ăn xong không nên nằm luôn, chỉ nằm sau đó khoảng 2 đến 3 tiếng.
  • Giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới bằng cách nằm cao gối hoặc kê cao đầu giường
  • Khẩu phần ăn nên chia thành các phần nhỏ trong ngày.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cân nặng đang ở mức cao.
  • Khi ăn cần nhai kỹ, ăn chậm, không nên ăn quá no. Từ bỏ thói quen ăn khuya vì sẽ khiến dạ dày chịu áp lực, bệnh trào ngược dạ dày thêm trầm trọng.
  • Nhai kẹo cao su để giúp hơi thở thơm tho.
  • Hạn chế sử dụng một số thực phẩm gây hại như tỏi, hành, trà, cà phê, rượu bia, nước cam, bạc hà, cà chua, socola, thức ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ…
  • Uống nhiều nước để rửa trôi vi khuẩn ở đường tiêu hóa, giảm tình trạng hôi miệng.
Khi ăn cần nhai kỹ, ăn chậm, không nên ăn quá no
Khi ăn cần nhai kỹ, ăn chậm, không nên ăn quá no

Vừa rồi là thông tin liên quan tới nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng dạ dày chi tiết. Hãy áp dụng các cách khắc phục trên để tình trạng thuyên giảm. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phương án chữa trị phù hợp.

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18 Carat tự tin kiến tạo nụ cười độc bản
Răng sứ 18 CARAT – Kiến tạo nụ cười độc bản vượt thời gian

Răng sứ 18 Carat - sự kết hợp hoàn hảo giữa thẩm mỹ hoàn hảo và độ bền bỉ vượt thời gian. Với quy trình...

Cách chữa viêm nha chu tại nhà với cây dạ cẩm
Đẩy lùi khó chịu, đau nhức với 7 cách chữa viêm nha chu tại nhà

Viêm nha chu là bệnh lý thường diễn biến khá chậm. Hơn nữa bệnh phát triển âm thầm, khó phát hiện và thường gặp ở...

Nha Khoa Kim: Review Chi Tiết Về Chất Lượng Dịch Vụ Và Bảng Giá
Nha Khoa Kim: Review Chi Tiết Về Chất Lượng Dịch Vụ Và Bảng Giá

Nha khoa Kim là một trong những hệ thống nha khoa lớn và hiện đại hàng đầu hiện nay. Khi đến đây, khách hàng sẽ...

niềng invisalign
Niềng Invisalign là gì? Có ưu, nhược điểm như thế nào?

Niềng Invisalign còn có tên gọi khác là niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được khá nhiều người lựa...

Top 9 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Uy Tín TPHCM Bạn Nên Tới
Top 12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Uy Tín TPHCM Bạn Nên Tới

Trồng răng Implant là phương pháp được nhiều người lựa chọn thời gian gần đây bởi tính hiệu quả trong việc phục hồi khả năng...

Nên khắc phục răng khấp khểnh bằng cách nào?
Răng khấp khểnh nên khắc phục bằng cách nào? Quy trình và giá

Răng khấp khểnh rất mất thẩm mỹ và khiến cho người mắc dễ bị tự ti khi giao tiếp. Không chỉ vậy, tình trạng này...

Nấm miệng trẻ em còn có tên khác là tưa lưỡi hoặc đẹn trăng
Nấm miệng ở trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nấm miệng ở trẻ là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh do nấm candida albican xâm nhập vào khoang miệng của trẻ nhỏ. Nếu quá...

Trồng răng giả giá bao nhiêu 1 chiếc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trồng Răng Sứ Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc? Địa Chỉ Trồng Răng Sứ Uy Tín

“Cái răng cái tóc là góc con người” là câu ca từ xa xưa nói về việc ngoại hình có ảnh hưởng lớn đến hình...

ReviewNK