Hỏi Đáp

Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân & các cách chữa hiệu quả nhất

Hôi miệng chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến gặp ở khá nhiều người. Đây là một dạng bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ ai với mức độ khác nhau. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, phương án điều trị như thế nào để hiệu quả? 

Hôi miệng chảy máu chân răng là gì?

Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp liên quan tới việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Mặc dù nó không phải là bệnh nguy hiểm song nếu không có phương án chữa trị sớm có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hoặc biến chứng sang các bệnh lý khác.

Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp hiện nay
Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp hiện nay

Nếu bị hôi miệng kèm theo chảy máu chân răng thì cần phải xem xét tới các nguy cơ gây nên. Nhiều trường hợp để lâu kéo dài, bệnh có thể tiến triển tiêu cực làm cho chân răng bị suy yếu, dẫn tới rụng. Quá trình điều trị sau đó sẽ vô cùng phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng hôi miệng

Căn bệnh này có thể do một số nguyên nhân khác nhau sau đây gây nên

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hôi miệng chảy máu chân răng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hôi miệng chảy máu chân răng
  • Viêm lợi: Đây là bệnh do mảng bám, vi khuẩn tích tụ trên nướu răng gây hiện tượng sưng đỏ, đau nhức, chảy máu. Bệnh là kết quả của việc vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ và thủ phạm chính dẫn tới hôi miệng. Viêm lợi có thể kèm theo các triệu chứng khác như răng lung lay nhẹ, đau mỗi khi nhai…
  • Tiểu đường: Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường là hôi miệng chảy máu chân răng viêm lợi. Lúc này lượng insulin trong cơ thể bị suy giảm khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu nên dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới răng miệng. Hiện tượng khó đông máu cũng khiến cho chân răng bị chảy máu liên tục vì lượng đường trong máu đang ở mức cao.
  • Sâu răng: Vi khuẩn tấn công khiến răng bị sâu khiến cho răng mất đi mô cứng, hủy khoáng. Triệu chứng dễ nhận biết là hôi miệng, chảy máu chân răng, đau nhức, răng xuất hiện lỗ nhỏ…
  • Viêm quanh răng: Sưng và viêm tại mô quanh cuống răng. Thủ phạm là do sang chấn răng, nhiễm khuẩn. Người bệnh sẽ có một số triệu chứng đi kèm như môi khô, sốt cao, hôi miệng, chảy máu chân răng…
  • Vệ sinh răng miệng kém: Đây là lý do hàng đầu khiến cho người lớn và trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng. Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tổn thương nướu và gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Viêm nha chu: Đây là trường hợp lợi đã bị nhiễm trùng nặng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như sưng nướu, răng lung lay, nhai đau nhức, hôi miệng, chảy máu chân răng, có mủ. Nếu viêm nha chu kéo dài có thể khiến cho chân răng bị hư hại dẫn tới hiện tượng viêm khớp dạng thấp, mất răng, đột quỵ…
  • Ung thư máu: Mặc dù số lượng này thường hiếm nhưng cung không nên chủ quan. Bởi lẽ khi ung thư máu xảy ra, bạch cầu sẽ ăn hết hồng cầu gây ra thiếu máu, thậm chí là tử vong.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ dẫn tới hôi miệng, chảy máu chân răng như thuốc chống trầm cảm, kháng histamin H1, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống nôn…
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá sẽ gây ra các bệnh về răng miệng và hô hấp. Trong thành phần của thuốc lá sẽ có tác động khiến gai lưỡi phát triển tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây hỏng men răng, chảy máu chân răng, hôi miệng, mất răng…
  • Stress, căng thẳng: Khi stress, căng thẳng kéo dài trong 1 thời gian sẽ khiến cho hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, số lượng nước bọt trong khoang miệng cung bị giảm đi. Điều đó là nguyên nhân tác động khiến cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm nướu và hôi miệng.
  • Rối loạn nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường bị rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng và hôi miệng. Khi đó lượng hormone progesterone gia tăng đảm bảo. Điều này kích thích làm tăng quá trình lưu thông máu và cơ thể bị giữ nước.

Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Đây có thể xảy ra do nhiều bệnh lý và yếu tố khác nhau tác động. Trong số đó, vệ sinh răng miệng kém, thiếu chất dinh rặng, rối loạn nội tiết tố… có thể khắc phục được bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống mỗi ngày. Nhưng nếu nguyên nhân do bệnh lý thì tốt nhất người bệnh nên tới cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời để tránh xảy ra hiện tượng mất răng, hoại tử.

Cần điều trị bệnh nhanh chóng để tránh biến chứng có thể xảy ra
Cần điều trị bệnh nhanh chóng để tránh biến chứng có thể xảy ra

Với trường hợp bị bệnh do tiểu đường, ung thư máu thì người bệnh có thể phải đối diện với rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thậm chí trường hợp này có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như máu khó đông, giảm cân bất thường… hãy tới ngay bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tìm ra phương án điều trị đúng cách.

Tổng hợp các cách chữa hôi miệng chảy máu chân răng an toàn

Có nhiều phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi được tình trạng bệnh lý, trong đó bao gồm:

Mẹo chữa tại nhà

Để chữa chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà, bạn có thể áp dụng theo một số cách sau đây:

Sử dụng lá trà xanh

Trong thành phần của trà xanh có chứa tamin. Đây là một hoạt chất có tác dụng chống viêm, ngăn chặn chảy máu tái phát, kháng khuẩn, trị viêm nhiễm rất tốt. Ngoài ra, Tamin cũng có chứa 7 loại Catechin có vị đắng, tinh chất chát dịu.

Bạn có thể thực hiện sử dụng lá trà xanh, đem rửa sạch đem đi hãm với nước sôi. Hãy cho thêm chút mật ong vào cùng. Đợi cho tới khi trà ngấm thì ngậm trong 3-4 phút rồi nuốt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng trà túi lọc cũng có tác dụng tương tự.

Sử dụng nha đam

Nha đam là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, nha đam còn giúp làm lành nhanh chóng các vết viêm sưng hiệu quả. Sử dụng 1 lá nha đam đem cắt bỏ phần lá, lọc lấy phần thịt rồi ép lấy nước. Sử dụng nước vừa ép xong đem thoa trực tiếp lên khu vực nướu răng tại chân răng đang bị chảy máu giữ nguyên 5 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để hiện tượng chảy máu biến mất nhanh chóng.

Xem thêm: 3 cách trị hôi miệng bằng gừng siêu đơn giản có thể áp dụng ngay!

Nha đam là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn rất tốt
Nha đam là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn rất tốt

Sử dụng dầu đinh hương

Dầu đinh hương là loại dầu có tác dụng trong việc kháng viêm rất tốt. Để trị hôi miệng chảy máu chân răng, người bệnh có thể sử dụng dầu này đem bôi trực tiếp vào khu vực chân răng đang bị viêm sưng, chảy máu.  Mỗi ngày thực hiện từ 1 cho tới 2 lần. Sau khoảng 5 ngày vết viêm sẽ hết, mùi hôi miệng cung thuyên giảm đáng kể.

Sử dụng nước muối ấm

Đây là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ khó chịu và mùi hôi. Nước muối có chứa thành phần kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn tấn công, xâm nhập. Ngoài ra, sử dụng nước muối súc miệng còn giúp diệt khuẩn rất tốt. Mỗi ngày nên thực hiện súc miệng từ 2-3 lần.

Sử dụng lá húng quế kết hợp hạt tiêu

Bạn thực hiện xay nhuyễn lá húng quế và hạt tiêu đen. Trộn đều hỗn hợp này rồi đắp trực tiếp vào khu vực răng bị chảy máu. Cách này có tác dụng trong việc giảm cơn đau nhanh chóng, làm lành vết thương, ngăn chặn viêm nhiễm xảy ra.

Sử dụng nghệ tươi

Trong thành phần của nghệ tươi chứa curcumin có tác dụng trong việc chống viêm, chống oxy hóa, loại bỏ mảng bám, làm sạch răng, ngừa viêm nướu và giảm đau. Với công dụng làm lành vết thương giúp ngăn chặn chảy máu, tăng cường chắc khỏe cấu trúc răng.

Nghệ tươi chứa curcumin có tác dụng trong việc chống viêm
Nghệ tươi chứa curcumin có tác dụng trong việc chống viêm

Người bệnh pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với 1 chút nước. hãy cho thêm ít vitamin E để tạo ra hỗn hợp đặc quánh. Sử dụng hỗn hợp này đem đắp trực tiếp lên khu vực nướu răng bị viêm, chảy máu. Để nguyên trong vòng 10 phút sau đó dùng nước ấm súc miệng lại. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần, kiên trì 2-3 tuần là sẽ khỏi.

Sử dụng lá ổi

Lá ổi cũng có chứa lượng tannin lớn. Nó được coi là vị thuốc được sử dụng để chăn chặn chảy máu do thành phần có tác dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Sử dụng 1 lá ổi đem rửa sạch với nước, sau đó nhai thật kỹ rồi bỏ phần bã. Áp dụng cách này trong khoảng vài tuần sẽ thấy hôi miệng được loại bỏ.

Chữa bệnh với bài thuốc đông y

Một số bài thuốc đông y có tác dụng chữa hôi miệng và chảy máu chân răng gồm có:

Bài thuốc đông y có tác dụng chữa hôi miệng chảy máu chân răng
Bài thuốc đông y có tác dụng chữa hôi miệng chảy máu chân răng
  • Bài thuốc 1: Sử dụng liên kiều, sâm đại hành, đương quy, địa cốt bì, cam thảo mỗi loại 12g, cỏ mực sao đen, cỏ cây gạo, bồ công anh mỗi vị 20g, ngân hoa, sinh địa, trần bì, bạch thương mỗi vị 10g. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc lấy nước để uống.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng nam hoàng bá, chi tử mỗi vị 12g, biển súc, tang diệp, lá xương sông, lá mã đề, đương quy, cam thảo đất mỗi loại 16g, trần bì, chỉ xác, ngũ vị tử mỗi loại 10g, thổ phục linh 20g, hoàng liên 6g. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc lấy nước để uống.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng bạch truật, phòng sâm, lạc tiên, cỏ mực sao đen, cam thảo đất mỗi loại 16g, bạch linh, ngân hoa mỗi loại 10g, liên kiều, chi tử, thục địa, trần bì mỗi loại 12g, lá đinh lăng, bồ công anh mỗi loại 20g, hoàng kỳ 14g. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc lấy nước để uống. Nó có công dụng trong việc thanh vị nhiệt và chống viêm.
  • Bài thuốc 4: Ngoài bài thuốc uống, người bệnh có thể áp dụng cách trị hôi miệng chảy máu chân răng với bài thuốc ngậm như sau: Sử dụng 1 nắm vỏ cây gạo đem nấu với nước lấy nước đặc. Sử dụng nước này ngậm từ 3-4 lần/ ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng lá trầu không nhai sống, ngâm trong miệng khoảng 4-5 phút rồi súc miệng với nước ấm.

Chữa bệnh với tây y

Đối với cách chữa bằng tây y, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng chân răng hoặc mô nướu. Lúc này bệnh nhân cần phải sử dụng nước súc miệng hoặc gel chứa kháng sinh. Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh nhân bị hôi miệng nặng thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh ở đường uống.

Trên thị trường, một số người bệnh đang sử dụng thuốc trị hôi miệng và chảy máu chân răng của Nhật để giảm triệu chứng. Nhưng khi sử dụng bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng thành phần, mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo vì nhiều nơi cũng bán sản phẩm trôi nổi, không rõ chất lượng.

Cạo sạch vôi răng

Sử dụng sóng laser, siêu âm hoặc dụng cụ để loại bỏ cao răng
Sử dụng sóng laser, siêu âm hoặc dụng cụ để loại bỏ cao răng

Đây là phương pháp các nha sĩ sẽ sử dụng sóng laser, siêu âm hoặc dụng cụ để loại bỏ phần cao răng, mảng bám trên răng. Điều này có tác dụng giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và loại bỏ mùi hôi rất tốt.

Bào láng gốc răng

Bào láng gốc răng là thủ thuật có tác dụng trong việc ngăn chặn cao răng tích tụ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ đẻ loại bỏ vi khuẩn gây ra tình trạng viêm.

Men răng tái sinh

Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng gel có chứa protein ở trong men răng tác động vào chân răng đang bị tổn thương. Điều này giúp kích thích giúp răng khỏe mạnh và mọc trở lại nhanh hơn.

Ghép mô mềm

Nếu như người bệnh bị viêm nha chu tiến triển nặng gây ra viêm nướu, bác sĩ sẽ chỉ định ghép mô mềm. Họ sẽ lấy mô tại khu vực vòng họng cho vào vùng nướu bị tổn thương để tái tạo và giúp chân răng ổn định.

Hướng dẫn phòng ngừa chảy máu chân răng hôi miệng

  • Mỗi ngày vệ sinh răng miệng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để loại bỏ nhẹ nhàng thức ăn dư thừa, mảng bám.
  • Cần kết hợp súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.
  • Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây có chứa hàm lượng vitamin A, vitamin K, vitamin C. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm canxi vào cơ thể bằng việc ăn nhiều hải sản, phô mai, sữa tươi…
  • Từ bỏ những thói quen có hại cho răng miệng như sử dụng cà phê, nước ngọt, rượu bia, hút thuốc lá…
  • Dành ra thời gian để nghỉ ngơi nhằm điều hòa nội tiết, tránh căng thẳng
  • Sau 3-4 tháng cần thay bàn chải 1 lần để tránh vi khuẩn tích tụ
  • Sau khi ăn xong, cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám trên kẽ răng.
Mỗi ngày vệ sinh răng miệng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ
Mỗi ngày vệ sinh răng miệng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới hôi miệng chảy máu chân răng và cách chữa phù hợp. Đây là căn bệnh do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, người bệnh cần phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

niềng răng móm
Niềng răng móm là gì? Phương pháp niềng và quy trình thực hiện

Niềng răng móm là hình thức chỉnh nha được áp dụng nhiều nhất cho những ai đang gặp tình trạng này và được xác định...

khi nào nhổ răng sữa cho bé
Khi nào nhổ răng sữa cho bé thích hợp nhất? Lưu ý cho cha mẹ

Khi nào nhổ răng sữa cho bé là điều khiến nhiều người làm cha làm mẹ băn khoăn, chủ yếu vì không biết cách xác...

[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM
[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM

Địa chỉ trồng răng giá rẻ TPHCM là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi trồng răng là một kỹ thuật khó, đòi...

Phụ nữ bị sâu răng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng lớn đến thại nhi
Top 8 cách trị sâu răng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Sâu răng khi mang thai không chỉ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhức, khó chịu. Mà nó còn gây ảnh hưởng lớn tới...

[REVIEW] TOP12 Địa chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp TPHCM Tốt Nhất
[REVIEW] TOP12 Địa chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp TPHCM Tốt Nhất

Bọc răng sứ hiện đang là một trong những dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ thu hút đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, chi phí...

Nướu răng là toàn bộ phần mô mềm ở trong khoang miệng
Bệnh viêm nướu răng: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chính xác

Bệnh viêm nướu răng được biết tới là dấu hiệu cảnh báo răng của bạn đang không khỏe mạnh. Nếu không có phương án điều...

Top 8 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp Ở Hà Nội Tốt Nhất Hiện Nay
Top 8 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp Ở Hà Nội Tốt Nhất Hiện Nay

Bọc răng sứ trả ở góp Hà Nội nên lựa chọn địa chỉ nào đang là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Do...

Sâu răng ăn thịt gà được không là thắc mắc chung của rất nhiều người
Sâu răng ăn thịt gà được không? – Chuyên gia tư vấn cụ thể

Thịt gà là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người thường khuyên rằng...

ReviewNK