Hỏi Đáp

3 cách trị hôi miệng bằng gừng siêu đơn giản có thể áp dụng ngay!

Hôi miệng gây nên nhiều vấn đề phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều mẹo dân gian được sử dụng nhằm khắc phục tình trạng hôi miệng thể nhẹ. Cách trị hôi miệng bằng gừng tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Cùng chuyên trang tìm hiểu, liệu chữa hôi miệng bằng gừng sẽ được áp dụng chi tiết như thế nào.

Trị hôi miệng bằng gừng có hiệu quả như lời đồn?

Gừng là một loại gia vị có mặt trong hầu hết các gian bếp của người dân Việt Nam. Bên cạnh công dụng là một loại gia vị, gừng cũng được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh.

Theo Đông y gừng có vị cay, tính ấm và có chứa rất nhiều loại tinh dầu có mùi hương. Cucurmin và Ginggiberen là hai thành phần quan trọng nhất trong củ gừng tươi, giúp đánh bay mùi hôi của hơi thở. Đặc biệt nhất phải kể đến hợp chất 6-gingerol, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp kích thích các tuyến enzim có trong nước bọt thực hiện nhiệm vụ phân hủy những mùi hôi có trong miệng. Đó là lý do vì sao Gừng là một trong những nguyên liệu chữa hôi miệng tại nhà được áp dụng từ xưa đến nay.

Gừng được dân gian truyền miệng với công dụng cải thiện mùi hơi thở
Gừng được dân gian truyền miệng với công dụng cải thiện mùi hơi thở

Hướng dẫn 3 cách trị hôi miệng bằng gừng tại nhà

Có nhiều cách để sử dụng củ gừng tươi trong việc cải thiện mùi hơi thở. Tuy nhiên sau đây là 3 cách cơ bản và dễ thực hiện nhất mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ.

Trị hôi miệng bằng gừng và muối trắng

Bên cạnh gừng,  muối trắng cũng là một nguyên liệu thường xuyên được sử dụng tại nhà với mục đích làm sạch khoang miệng. Muối có tính sát khuẩn nhẹ giúp loại bỏ các vi khuẩn tồn đọng trong các kẽ răng mà không gây hại cho men răng. Kết hợp 2 loại nguyên liệu này sẽ giúp bạn có được một công thức trị hôi miệng hiệu quả nhanh nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng tươi, muối trắng

Các bước thực hiện:

  • Chọn củ gừng không quá non cũng không quá già, rửa sạch đất bên ngoài, cạo bỏ lớp vỏ.
  • Thái gừng thành từng lát nhỏ và cho vào cối để giã hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhỏ
  • Trong quá trình giã thêm một ít nước và  nửa thìa muối trắng giã cùng.
  • Khi hỗn hợp đã nhuyễn, sử dụng rây để lọc lấy phần nước cốt
  • Pha loãng dung dịch bằng một cốc nước ấm và sử dụng để súc miệng trong vòng 5 phút
  • Mỗi ngày nên thực hiện súc miệng với dung dịch gừng và muối hai lần đều đặn sáng và tối.

Nước đun củ gừng chữa hôi miệng

Với cách làm này bạn có thể thực hiện một lần và sử dụng cả ngày mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức.

Chuẩn bị nguyên liệu: Củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài
  • Thái thành các lát mỏng vừa phải rồi cho vào nồi đun với nước sạch khoảng 5 – 10 phút. Chú ý nên đun lửa nhỏ, để sôi liu riu
  • Nước đun để nguội, dùng để súc miệng hàng ngày, mỗi ngày nên dùng 2 – 3 lần.

Xem thêm: 5 cách trị hôi miệng bằng lá ổi ai cũng nên biết và thực hiện ngay

Đun nước củ gừng nên dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm
Đun nước củ gừng nên dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm

Uống trà gừng trị hôi miệng

Trà gừng có tính ấm nên thường được sử dụng vào mùa đông để làm ấm cơ thể, trà gừng có thể uống hàng ngày nhưng không nên uống quá nhiều. Bạn có thể mua trà gừng đóng gói sẵn hoặc thực hiện công thức trà gừng tại nhà như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Gừng tươi, trà xanh (loại khô hoặc tươi đều được)

Các bước thực hiện:

  • Gừng rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái thành từng lát thật mỏng
  • Đun nước sôi và dùng hãm trà nóng như bình thường, trong lúc nước còn đang nóng, cho thêm vài lát gừng vào trong ấm trà rồi đậy kín nắp
  • Đợi khoảng 5 – 7 cho tinh chất trong gừng tan ra là có thể uống. Bạn nên uống trà lúc còn ấm nóng sẽ có công dụng tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng các cách trị hôi miệng bằng gừng

Công dụng của gừng đã được rất nhiều người kiểm chứng và đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một mẹo vặt truyền miệng, chưa được kiểm chứng bởi khoa học nên khi sử dụng bạn đọc cũng cần lưu ý:

  • Lựa chọn những củ gừng không bị sâu bệnh, không bị hư hỏng
  • Không nên gọt vỏ gừng quá sâu, chỉ nên cạo nhẹ nhàng lớp vỏ bên ngoài để giữ được nhiều tinh chất nhất.
  • Gừng có tính ấm nên không nên sử dụng thường xuyên vì sẽ gây nóng trong. Những người bị nóng trong không nên sử dụng. Mùa hè nóng không nên sử dụng quá nhiều.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh tiểu đường không nên sử dụng.
  • Không sử dụng cho phụ nữ mang thai
  • Các phương pháp trị hôi miệng từ gừng chỉ có công dụng tạm thời, không thể trị triệt để, nếu tình trạng hôi miệng nặng hơn và xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị chi tiết.
Lưu ý với những đối tượng không nên dùng quá nhiều gừng
Lưu ý với những đối tượng không nên dùng quá nhiều gừng

Những cách trị hôi miệng bằng gừng được tổng hợp trên đây đều rất dễ thực hiện nên bạn đọc có thể bắt tay vào áp dụng ngay. Hy vọng thông tin chúng tôi mang lại hữu ích cho bạn đọc, chúc các bạn nhanh chóng tìm được giải pháp cho hơi thở của chính mình.

Đừng bỏ lỡ: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mẹo dân gian kết hợp giữa hạt tiêu đen và lá húng quế chữa sâu răng rất hiệu quả
Top 3 cách sử dụng lá húng quế chữa sâu răng hiệu quả nhất

Mẹo dân gian dùng lá húng quế chữa sâu răng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Vậy phương pháp trên...

áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Áp xe răng ở trẻ em thường gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do răng,...

Nhổ răng được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị áp xe rặng
Tổng hợp các cách điều trị áp xe răng hiệu quả cần lưu lại ngay

Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người...

Trồng răng ở đâu tốt nhất tại cả ba miền Bắc Trung Nam
Trồng Răng Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý 15 Địa Chỉ Uy Tín, Giá Cả Phải Chăng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, con người cũng ngày càng quan tâm đến sức khỏe nói chung...

Nhổ răng sữa lung lay
Nhổ răng sữa lung lay: Nên hay không nên nhổ? 

Răng sữa bắt đầu phát triển từ khi còn là phôi thai và thường xuất hiện khoảng 6 tháng sau sinh. Vì xuất hiện rất...

[Gợi Ý] Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM
Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM Chất Lượng Nhất

Nhu cầu làm đẹp tăng lên khiến dịch vụ trồng răng khểnh được nhiều người tìm kiếm. Vậy đâu là địa chỉ trồng răng khểnh...

Nhổ Răng Khôn Kiêng Gì Và Làm Gì Để Hạn Chế Đau Nhức?
Nhổ Răng Khôn Kiêng Gì Và Làm Gì Để Hạn Chế Đau Nhức?

Nhổ răng khôn kiêng gì và nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Người bệnh nên kiêng thực phẩm dai cứng,...

Tẩy trắng răng là gì, có tốt không?
Tẩy Trắng Răng Có Tốt, An Toàn Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Sở hữu một hàm răng ố vàng, xỉn màu sẽ làm cho nụ cười kém duyên, thiếu tươi tắn hơn. Đây cũng là rào cản...