Hỏi Đáp

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng và thông tin quan trọng cần biết!

Trong thời gian qua, trên khắp các diễn đàn hay mạng xã hội đang lan truyền thông tin liên quan tới mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng. Điều đó khiến cho không ít người rơi vào lo lắng và hoang mang. Vậy thực hư như thế nào?

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng là gì?

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng được hiểu là hôi miệng do dạ dày, thường xảy ra do đường tiêu hóa bị nhiễm giun sán. Các chuyên gia cũng nhận định, việc phân biệt hôi miệng do ký sinh trùng hay do bệnh lý thường rất khó. Nhưng nếu hôi miệng do dạ dày ký sinh trùng thì sẽ có các dấu hiệu sau đây:

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng được hiểu là hôi miệng do dạ dày
Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng được hiểu là hôi miệng do dạ dày
  • Người bệnh bị hôi miệng nặng hơn, giống như mùi của thức ăn đang trong quá trình phân hủy.
  • Cơ thể bị phát ban, dị ứng, chảy nước mũi hoặc nước mát.
  • Dễ mắc phải chứng viêm họng, cảm cúm, ngạt mũi không rõ lý do.
  • Cơ thể luôn cảm thấy uể oải, không có sức, người mệt mỏi, khó tập trung.
  • Thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón, đau đầu.
  • Các cơ hoặc xương khớp đau nhức kể cả không làm việc nặng.
  • Ăn uống trở nên thất thường, cảm thấy không được ngon miệng.
  • Mất ngủ, quầng thâm mắt.

Hôi miệng là dấu hiệu của ký sinh trùng có đúng không?

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hôi miệng như viêm quanh răng, viêm lợi, cao răng tích tụ, sâu răng… Bên cạnh đó, người đang bị hở tâm vị, trào ngược dạ dày thực quản… miệng cũng sẽ có mùi hôi khó chịu.

Các chuyên gia khẳng định, ký sinh trùng không phải là thủ phạm trực tiếp dẫn tới hôi miệng. Thực tế, một số loại ký sinh trùng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hôi miệng. Khi đường tiêu hóa bị ký sinh trùng xâm nhập sẽ gây ra những bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, từ đó khiến cho miệng bị hôi.

Một số loại ký sinh trùng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hôi miệng
Một số loại ký sinh trùng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hôi miệng

Nếu chẳng may cơ thể bị nhiễm phải ký sinh trùng, chúng sẽ xâm nhập vào nhiều bộ phận khác nhau như đường tiêu hóa, gan, phổi, não… từ đó gây ra nhiều loại bệnh khác nhau. Từng loại ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào một cơ quan khác nhau như ấu trùng sán lợn, giun lươn não,,, tấn công vào não; sán lá gan nhỏ, sán lá gan to, ấu trùng sán dây chó tấn công vào gan; giun đũa chó, sán lá phổi, giun lươn ruột sẽ tấn công vào phổi.

Để chẩn đoán cơ thể bị ký sinh trùng hay không bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Khi bị ký sinh trùng trên da sẽ nổi cục hoặc nổi sần, dấu hiệu ở não như hôm nê, co giật, yếu liệt cơ… Sau khi có kết quả loại ký sinh trùng nào bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc phù hợp.

Xem thêm: Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân & các cách chữa hiệu quả nhất

Điều trị bệnh hôi miệng liệu có khó không? Cách khắc phục hôi miệng

Thực tế việc điều trị bệnh hôi miệng thường không khó. Việc cần nhất là người bệnh phải xác định chính xác hôi miệng do bệnh lý về răng miệng hay do ký sinh trùng gây ra?

Điều trị bệnh lý răng miệng

Nếu nguyên nhân dẫn tới hôi miệng do mắc phải bệnh lý về răng miệng thì cần phải xử lý triệt để. Lúc này lợi sẽ sưng viêm, không ôm sát vào chân răng khiến cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi hôi.

Người bệnh cần phải chú ý tới việc làm sạch răng, cạo vôi răng. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm hoặc kháng sinh, dung dịch nha khoa để tình trạng bệnh được cải thiện.

Thực hiện điều trị bệnh lý về răng miệng
Thực hiện điều trị bệnh lý về răng miệng

Điều trị bệnh lý về nhiễm ký sinh trùng

Với trường hợp bệnh nhân bị hôi miệng xuất phát từ trào ngược dạ dày, nhiễm ký sinh trùng sau khi đã được chẩn đoán, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày hoặc thuốc diệt ký sinh trùng gây hôi miệng đường tiêu hóa. Người bệnh cũng cần thực hiện vệ sinh răng miệng hợp lý để loại bỏ mùi hôi hiệu quả.

Cách ngăn chặn mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng

Để ngăn chặn mùi hôi từ miệng phát nguồn ký sinh trùng thì bạn cần thực hiện những điều sau đây:

Rau củ, trái cây phải rửa nhiều lần để loại bỏ ký sinh trùng
Rau củ, trái cây phải rửa nhiều lần để loại bỏ ký sinh trùng
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ, an toàn, chỉ dùng nước khi đã được đun sôi.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn sống như gỏi thịt, gỏi cá.
  • Rau củ, trái cây phải rửa nhiều lần để loại bỏ ký sinh trùng.
  • Hạn chế việc ăn những thực phẩm có mùi như tỏi, hành tây.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều đường nó sẽ khiến cho hơi thở có mùi vì vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ lên men, bám dính vào chân răng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều mỡ, đạm, gia vị có mùi khiến cho hệ tiêu hóa bị kích thích. Lúc này khí sulfur sẽ sinh ra và gây mùi hôi khó chịu.
  • Hạn chế dùng cà phê, rượu bia, thuốc lá… những chất này khiến cho miệng bị khô, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng.

Trên đây là các thông tin liên quan tới mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng. Nếu thấy hôi miệng diễn ra trong thời gian dài hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân để có phương án điều trị hợp lý nhất.

Gợi ý xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trồng răng giả có ảnh hưởng gì không sẽ phụ thuộc vào quy trình thực hiện của bác sĩ
Trồng Răng Giả Có Ảnh Hưởng Gì Không? Những Lưu Ý Cần Biết

Hiện nay trồng răng giả là phương pháp nha khoa duy nhất giúp phục hồi răng bị mất cho người sử dụng. Tuy nhiên có...

TOP 12 Phòng Khám Niềng Răng Quận 7 TPHCM Uy Tín, Cơ Sở Tốt Nhất
TOP 12 Phòng Khám Niềng Răng Quận 7 TPHCM Uy Tín Nhất

Niềng răng là một trong những phương pháp nha khoa khó, tuy nhiên có khả năng khắc phục các tình trạng hô, móm, răng mọc...

răng sữa nhổ còn sót chân
Hậu quả khi nhổ răng sữa còn sót chân răng và cách xử lý

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng không hiếm gặp khi phụ huynh tự nhổ cho bé tại nhà hoặc bé tự...

Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Những năm tháng đầu đời của trẻ, thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Vậy trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng...

các mức độ sâu răng
Các Mức Độ Sâu Răng Và Phương Pháp Đặc Trị Cần Biết

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến. Tuy nhiên không phải ca bệnh sâu răng nào cũng giống nhau mà chia...

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trồng răng
Giá Trồng Răng Có Đắt Không? Làm Sao Để Tiết Kiệm Tối Ưu Chi Phí?

Ở thời điểm hiện tại trồng răng giả là biện pháp cứu cánh tốt nhất cho những người không may bị mất răng. Trên thị...

Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi bắt đầu 6 tháng tuổi
Giải đáp nhanh: Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì thì tốt?

Trẻ chậm mọc răng là hiện tượng răng sữa mọc chậm. Đây là hiện tượng khiến các bậc phụ huynh đều vô cùng lo lắng....

nhổ răng sữa chưa lung lay
[Giải đáp chi tiết] – Nhổ răng sữa chưa lung lay có nên hay không?

Nhổ sữa chưa lung lay có nên hay không? Đây là vấn đề mà tất cả các bố mẹ đều cần đặc biệt lưu ý....