Hỏi Đáp

Đắng miệng hôi miệng là bệnh gì và cách khắc phục đơn giản nhất

Đắng miệng hôi miệng là dấu hiệu khá nhiều người gặp phải hiện nay. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhưng phần lớn là do mắc phải bệnh lý liên quan tới răng miệng. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất!

Nguyên nhân đắng miệng hôi miệng là gì?

Các chuyên gia nhận định, đắng miệng hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:

Bệnh nha chu

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc phải bệnh lý nha chu. Bệnh thường gặp phổ biến ở phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và những người có thói quen vệ sinh răng miệng không đảm bảo.

Với trường hợp viêm lợi nhẹ không tác động nhiều tới hơi thở và vị giác. Nhưng với trường hợp bệnh viêm lợi chuyển biến sang viêm nha chu thì có. Lúc này lợi sẽ sưng to, có màu đỏ sậm đi kèm với đó là mùi hôi khó chịu, ăn nhai khó khăn kèm theo đau nhức.

Người bị nặng có thể đi kèm với chảy máu. Lúc này, miệng sẽ có mùi hôi và vị đắng khó chịu, nguyên nhân là vì mủ đã chảy vào bên trong lưỡi khiến cho bộ phận này không cảm nhận được vị ngon của thức ăn.

Đắng miệng hôi miệng do bị áp xe răng

Trong số các bệnh lý về răng miệng, áp xe răng được đánh giá nguy hiểm nhất, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Áp xe có thể xuất hiện với các bệnh lý khác như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy. Lúc này chân răng sẽ xuất hiện khối mủ, gây ra khó khăn trong việc ăn uống.

Khi mủ bị vỡ ra thì cơn đau sẽ hết nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn. Cũng vì lý do đó, người bệnh sẽ cảm thấy miệng đắng hơi thở hôi, có thể đi kèm với mùi hôi tanh của mủ.

Nguyên nhân đắng miệng hôi miệng do bị áp xe răng
Nguyên nhân đắng miệng hôi miệng do bị áp xe răng

Tác dụng phụ của thuốc tây

Một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định để giúp điều trị và kháng khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể khiến cho người dùng gặp phải một số tác dụng phụ. Thận và gan sẽ phải hoạt động với tần suất lớn để đào thải thuốc ra bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, nó khiến cho răng miệng dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau.

Các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc kháng sinh khiến cho tuyến nước bọt bị ức chế khả năng hoạt động. Khi đó nước bọt bị tiết ra ít hơn, vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi. Hơn nữa, thuốc thường có vị đắng, việc uống thuốc cũng có thể khiến lưỡi mất đi cảm nhận.

Đắng miệng hôi miệng do thói quen hút thuốc lá

Việc thường xuyên hút thuốc lá cũng khiến cho miệng bị đắng và hôi do thành phần nicotine trong thuốc lá rất độc hại. Mặc dù chất này thường không màu, nhưng khi cháy sẽ có mùi khó chịu và màu nâu. Chính nó sẽ bám vào lưỡi và răng gây ra tình trạng ố vàng.

Bên cạnh đó, thành phần nhựa thuốc cũng tác động nhiều tới vị giác và mùi hôi ở khoang miệng. Người hút thuốc lá thường khó điều hòa được hơi thở, hay bị ho. Bên cạnh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, thuốc lá còn khiến cho phổi bị tổn thương khá nhiều.

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai

Đây là đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh lý về răng miệng cao nhất. Lý do là vì trong quá trình mang thai nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi đột ngột. Lúc này chị em sẽ có thêm hiện tượng nôn ói, ốm nghén, khiến cho axit, thức ăn và dịch vị tiêu hóa bên trong dạ dày bị trào ra bên ngoài. Dịch vị này khiến miệng đắng hôi nặng hơn.

Bà bầu là đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh lý về răng miệng cao nhất
Bà bầu là đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh lý về răng miệng cao nhất

Căng thẳng quá mức

Khi cơ thể bị căng thẳng khiến cho cơ thể bên trong bị tác động. Đây là tác nhân khiến việc ăn uống trở nên bị ảnh hưởng, không còn ngon miệng. Thường xuyên bồn chồn, khó chịu làm cho miệng bị khô và lưỡi hoạt động kém đi.

Đắng miệng hôi miệng do bị trào ngược dạ dày thực quản

Đây là tình trạng thường xảy ra do phần đỉnh của dạ dày đã bị suy yếu, lúc này axit sẽ bị trào ngược lên phần ống dẫn. Lúc này phần bụng, ngực cảm thấy nóng rát kèm theo đắng miệng và hơi thở có mùi khó chịu.

Tác hại của việc đắng miệng hôi miệng là gì?

Việc đắng miệng hôi miệng trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới vị giác và chất lượng sống của người bệnh.

Mất vị giác

Khi bị hôi miệng đắng miệng khiến cho bạn không còn muốn ăn bất cứ thứ gì nữa. Điều đó khiến cho việc tận hưởng mùi vị của thức ăn bị tác động. Lâu dần gây ra tình trạng cơ thể thiếu chất, chán ăn. Càng về lâu dài khả năng đề kháng cũng bị suy giảm, người không có sức lực, dễ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đối với trẻ nhỏ, tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là vì các bé đang cần phải ăn uống đầy đủ để phát triển thể chất toàn diện. Nếu thấy bé có hiện tượng bỏ ăn và bị đắng miệng, hơi thở hôi cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Khi bị hôi miệng đắng miệng khiến cho bạn không còn muốn ăn bất cứ thứ gì
Khi bị hôi miệng đắng miệng khiến cho bạn không còn muốn ăn bất cứ thứ gì

Chất lượng sống suy giảm

Hôi miệng khiến việc giao tiếp bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh trở nên e ngại, khép mình không còn muốn nói chuyện với ai. Hơn nữa, bệnh cũng làm cho người đối diện cảm thấy phiền phức, khó chịu. Rất nhiều trường hợp người bệnh vì quá tự ti dẫn tới trầm cảm, u uất.

Xem thêm: Hôi miệng sau khi ngủ dậy và các cách giúp điều trị dứt điểm

Cách điều trị đắng miệng hôi miệng hiệu quả

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân miệng hôi và đắng sẽ có phương án điều trị khác nhau. Tốt hơn hết, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán bằng việc đưa ra các triệu chứng, một số loại thuốc đang dùng nếu có và thực hiện các xét nghiệm liên quan.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây tại nhà để giảm thiểu triệu chứng:

Uống nhiều nước

Sử dụng nước lọc sẽ giúp cung cấp nước cho cơ thể, rửa trôi vi khuẩn bên trong khoang miệng. Mỗi ngày bạn cần phải tập thói quen 30 phút uống nước một lần, mỗi lần một cốc nước, thực hiện thường xuyên sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

Bổ sung vitamin C

Sau khi uống thuốc tây khoảng 15 phút hãy bổ sung các loại trái cây có chứa vitamin C như bưởi, quýt, cam… Thực phẩm giàu vitamin C sẽ có công dụng trong việc kích thích tuyến nước bọt, tăng vị giác, giảm hiện tượng đắng miệng.

Bổ sung các loại trái cây có chứa vitamin C như bưởi, quýt, cam
Bổ sung các loại trái cây có chứa vitamin C như bưởi, quýt, cam

Nước ép trái cây

Một số loại trái cây như dâu tây, nho, dưa hấu, dưa gang… thường chứa vị ngọt thanh, có tác dụng làm dịu đắng miệng sau khi uống. Hơn nữa, chúng còn giúp cung cấp chất dinh dưỡng kháng bệnh và ngăn chặn tác dụng phụ từ thuốc.

Vệ sinh răng miệng

Mỗi ngày cần phải thực hiện đánh răng đúng cách, thường xuyên 2 lần. Bên cạnh đó, vệ sinh lưỡi cũng giúp loại bỏ vi khuẩn và tránh khoang miệng bị viêm nhiễm. Việc đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách chính là cách đơn giản nhất ngăn chặn bệnh sâu răng, viêm lợi, hôi miệng,… và bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất.

Chia nhỏ bữa ăn

Với những người bị trào ngược dạ dày, dịch mật việc chia nhỏ bữa ăn là rất cần thiết bởi điều này giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn cũng cần phải hạn chế các thực phẩm có nhiều gia vị, đồ chiên xào, đồ cay nóng, dầu mỡ.

Thực hiện chia nhỏ bữa ăn để giảm triệu chứng khó chịu
Thực hiện chia nhỏ bữa ăn để giảm triệu chứng khó chịu

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định ngoài công dụng giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, nó còn ngăn chặn những tác dụng phụ không mong muốn. Không được tự ý tăng liều lượng hoặc dùng quá nhiều thuốc sẽ khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đắng miệng hôi miệng. Khi gặp phải tình trạng này tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, từ đó đưa ra phương án điều trị sao cho phù hợp nhất.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sún răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ
Bé bị sún răng phải làm sao và 4 cách khắc phục cực dễ

Sún răng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại chủ quan và không...

viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị tốt nhất

Viêm lợi trùm là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của răng...

[XEM NGAY] 12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất
12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất

Cấy ghép implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp, do đó cần được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao và...

Ê buốt răng khi mang thai
Bị ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng mà nhiều người dễ gặp phải hiện nay. Hiện tượng này được xác định do nhiều...

Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Ăn trái cây khô có thể gây mắc kẽ răng
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để bệnh hồi phục tốt nhất? 

Áp xe răng là bệnh lý khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Bệnh sẽ...

Khi răng bị sâu, vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm cấu trúc răng bị ảnh hưởng
Hôi miệng sâu răng: Tìm hiểu nguyên nhân và 3 cách điều trị hiệu quả

Hôi miệng sâu răng là chứng bệnh mà khá nhiều người gặp phải, khiến người bệnh mất đi sự tự tin khi giao tiếp, chất...

Viêm nha chu cấp và những điều bác sĩ chưa tiết lộ

Viêm nha chu cấp là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang bị suy giảm. Căn bệnh này có thể gặp...

Loạn Giá Trồng Răng? Nha Tặc Lộng Hành? Gợi Ý Nha Khoa Trồng Răng Không Hét Giá, Uy Tín Nhất Ngành

Quảng cáo trồng implant giá rẻ xuất hiện tràn lan trên thị trường thu hút một lượng cực lớn người dùng quan tâm. Tuy nhiên,...

ReviewNK