Hỏi Đáp

Giải đáp nhanh: Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì thì tốt?

Trẻ chậm mọc răng là hiện tượng răng sữa mọc chậm. Đây là hiện tượng khiến các bậc phụ huynh đều vô cùng lo lắng. Vậy trong trường hợp này trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì thì tốt?

Tháng thứ mấy trẻ bắt đầu mọc răng?

Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho tới 2,5 tuổi thì sẽ mọc đủ 20 chiếc răng. Đây được coi là tiến trình phát triển bình thường của các bé. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều nhiều trường hợp bé 8 tháng, 9 tháng hoặc thậm chí 10 tháng tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Nhưng bé vẫn phát triển thể chất, tinh thần bình tường.

Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi bắt đầu 6 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi bắt đầu 6 tháng tuổi

Ngoài ra, nhiều trường hợp bé chậm mọc răng có dấu hiệu bị chậm phát triển chiều cao, cân nặng, bé không được linh hoạt… Lúc này các bậc phụ huynh cần phải đưa bé tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Họ sẽ tìm ra nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời khi bé chậm mọc răng để không làm ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần của trẻ.

Vì sao trẻ chậm mọc răng?

Trước khi tìm hiểu trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ gặp phải hiện tượng răng mọc chậm này.

  • Trẻ sinh non: Đây là lý do phổ biến khi trẻ bị chậm mọc răng. Nhưng những bé sinh non thiếu ngày, thiếu tháng, thiếu cân có nguy cơ chậm mọc răng hơn so với bình thường.
  • Thiếu canxi: Canxi được biết tới là dưỡng chất thiết yếu giúp cấu thành hệ răng và xương ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, mẹ kiêng khem nhiều thứ sẽ khiến bé bị thiếu canxi, thiếu chất dẫn tới mọc răng chậm.
  • Còi xương: Mọc răng chậm cộng thêm cân nặng, chiều cao phát triển chậm thì đây là dấu hiệu nhận biết hiện tượng còi xương. Ngoài ra, bé còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như giật mình khóc thét, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm vào buổi tối, khóc ngất tím cả người, lồng ngực lép, bẹp hộp sọ…
  • Tuyến giáp suy giảm khả năng hoạt động: Khi tuyến giáp suy yếu sẽ khiến cho quá trình tổng hợp hóc môn tuyến giảm bị ảnh hưởng, sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng, trong đó có mọc răng chậm. Bên cạnh đó, tình trạng đó còn có thể khiến bé chậm nói, chậm biết đi, béo phì. Phụ huynh cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
  • Các bệnh khác: Răng mọc chậm có thể xuất phát từ một số căn bệnh khác như hoạt động tuyến yên không bình thường, hội chứng Down…
Trẻ sinh non là lý do phổ biến khi trẻ bị chậm mọc răng
Trẻ sinh non là lý do phổ biến khi trẻ bị chậm mọc răng

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Với câu hỏi trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, chúng ta cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé thật hợp lý. Các dưỡng chất tốt cho việc mọc răng gồm có:

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì – Canxi

Canxi được biết tới là dưỡng chất quan trọng giúp hình thành cấu trúc răng và xương. Khi bé chậm mọc răng nhất định phải bổ sung dưỡng chất này. Bạn có thể cho bé uống sữa, sử dụng các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa, sữa chua…

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì trong chế độ dinh dưỡng?
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì trong chế độ dinh dưỡng?

Ngoài ra, một số thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào nên có trong thực đơn gồm có ốc, cua, tôm, đậu tương, cá, rau màu xanh…

Bổ sung vitamin D

Bé chậm mọc răng cần bổ sung gì? Vitamin D là dưỡng chất có tác dụng quan trọng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ photpho và canxi để quá trình hình thành răng, xương diễn ra hiệu quả. Rất nhiều người mặc dù đã cho bé sử dụng nhiều sữa, trứng hoặc dùng canxi nhưng bé vẫn bị mọc răng chậm, còi xương. Lý do chính là thiếu hụt vitamin D dẫn tới hiện tượng này.

Để bổ sung vitamin D, việc phơi nắng chính là giải pháp tốt nhất. Hãy cho trẻ phơi nắng vào thời điểm trước 9 giờ sáng và sau 17 giờ chiều. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên để bé tham gia các hoạt động ngoài trời với thời gian phù hợp. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, có thể cho bé bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D như trứng gà, dầu gan cá…

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì – photpho

Photpho cũng là dưỡng chất cần thiết tốt cho sự phát triển của xương và răng
Photpho cũng là dưỡng chất cần thiết tốt cho sự phát triển của xương và răng

Photpho cũng là một trong những dưỡng chất cần thiết tốt cho sự phát triển của xương và răng. Nhưng nguồn dưỡng chất này thường có mặt chủ yếu ở thịt động vật. Vì thế, trong chế độ ăn hàng ngày bạn cần xây dựng đa dạng, phong phú để nguồn photpho được cung cấp vừa đủ.

Bổ sung magie

Trẻ chậm mọc răng cần bổ sung gì? Magie có tác dụng trong việc giúp cơ thể trao đổi canxi và hấp thụ vitamin D tốt hơn. Do đó, bạn nên cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa magie như cua, tôm, cá, bề bề, ghẹ, các loại hạt, rau xanh, đậu đỗ…

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì – vitamin C

Vitamin C có vai trò giúp việc tổng hợp collagen diễn ra tốt hơn. Nếu cơ thể bé thiếu hụt dưỡng chất này có thể gây ra một số vấn đề như nướu viêm loét, răng mọc chậm, sún răng, chân răng dễ chảy máu, nướu răng bị xốp, bệnh scorbut…

Vitamin C có vai trò giúp việc tổng hợp collagen diễn ra tốt hơn
Vitamin C có vai trò giúp việc tổng hợp collagen diễn ra tốt hơn

Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng cải thiện sức khỏe răng miệng, tăng cường hệ miễn dịch. Trong khẩu phần ăn, bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C cho bé như chanh, quýt, cam, cà chua, súp lơ…

Bổ sung vitamin A

Vitamin A có tác dụng thúc đẩy sự phát triển xưởng, đảm bảo sức khỏe răng miệng, bảo vệ mắt và tăng cường sức đề kháng. Trong giai đoạn mọc răng, bạn cần cho bé sử dụng các thực phẩm chứa vitamin A như sữa, gan, trứng, chế phẩm từ sữa, các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ, rau xanh đậm…

Trẻ chậm mọc răng không nên ăn gì?

Ngoài thông tin trẻ chậm mọc răng bổ sung gì, bạn cũng cần chú ý không được cho bé ăn các thực phẩm có hại như kẹo, chè, nước ngọt… Những loại này sẽ tác động khiến cho việc mọc răng của bé bị chậm lại.

Các mẹ tuyệt đối không được cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt
Các mẹ tuyệt đối không được cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt

Lý do là vì khi chất đạm trong nước bọt kết hợp cùng với điều sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Lúc này những mảng bám sẽ xuất hiện, ngăn chặn việc mọc răng. Ngoài ra, nếu như quá trình mọc răng đang diễn ra nó còn có thể gây ra vàng răng, mòn men răng, sâu răng sau này.

Trẻ chậm mọc răng phải làm sao? Các mẹ tuyệt đối không được cho bé ăn những loại đồ ăn lạnh. Mặc dù nó có thể khiến bé giảm hiện tượng ngứa lợi hoặc đau nhưng nó lại khiến bé bị sốt vô cùng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này chỉ cho bé ăn đồ ăn mềm, tuyệt đối không được ăn đồ quá dai hoặc quá cứng.

Xem thêm: Bé 10 tháng chưa mọc răng có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?

Theo các chuyên gia nhận định, việc trẻ mọc răng chậm sẽ do nhiều yếu tố khác nhau quyết định. Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất quan trọng, thì còn cần cho bé tập nhai các loại thức ăn thô để kích thích nướu răng và vấn đề liên quan tới yếu tố di truyền.

Trẻ mọc răng chậm sẽ do nhiều yếu tố khác nhau quyết định
Trẻ mọc răng chậm sẽ do nhiều yếu tố khác nhau quyết định

Trong giai đoạn đầu, bạn chưa cần phải cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Miễn là cho tới khi 2 – 2,5 tuổi trẻ mọc đủ răng sữa là được. Mỗi bé sẽ có quá trình mọc răng khác nhau, có bé mọc sớm hoặc có bé mọc muộn. Việc bé mọc chậm hơn các bạn  khác thường không có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Thay vì việc cho dùng thuốc, bạn nên cho bé bổ sung thêm vitamin D và canxi.

Trên đây là lời giải đáp trẻ chậm mọc răng cần bổ sung gì. Chúng tôi hy vọng đã mang tới những thông tin bổ ích để các bậc phụ huynh có thể tham khảo, nghiên cứu và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé yêu của mình. Nếu trong trường hợp bé bị chậm mọc răng kết hợp với các dấu hiệu khác hãy đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra kịp thời!

Cùng chuyên mục: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách trị hôi miệng với nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hiệu quả
Top 15 cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả không cần tới bệnh viện

Hôi miệng là trở ngại rất lớn khiến nhiều người bị tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh. Để điều trị dứt...

Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể bị mắc bệnh viêm nướu răng
Các cách điều trị viêm nướu răng giúp giảm đau buốt, khó chịu cực dễ

Viêm nướu răng là căn bệnh đang ngày càng phổ biến. Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị kịp thời có thể gây...

Bọc răng sứ trả góp
Review Bọc Răng Sứ Trả Góp Tại Trung Tâm ViDental Clinic

Bọc răng sứ trả góp tại trung tâm ViDental Clinic được xem là giải đáp “cứu nguy” cho những bệnh nhân có nhu cầu phục...

TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TP.HCM Uy Tín Và An Toàn Nhất
TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TPHCM Uy Tín Và An Toàn Nhất

Phương pháp niềng răng giúp mang lại cấu trúc hàm đều đẹp và sở hữu nụ cười tự tin. Tuy nhiên, trên thị trường hiện...

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến
Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Nó gây ra sự khó chịu, có thể làm ảnh hưởng...

Trồng răng sứ loại nào tốt nhất? Răng sứ kim loại hay răng toàn sứ?
Trồng Răng Sứ Loại Nào Tốt Nhất, Được Nhiều Người Yêu Thích Nhất?

Mất răng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của mỗi người. Bởi vậy mà nhu...

Phương pháp chữa sâu răng bằng tỏi chỉ nên áp dụng với những trường hợp người bệnh mới bị sâu răng
TOP 4 cách chữa sâu răng bằng tỏi cực đơn giản và hiệu quả

Chữa sâu răng bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng tại nhà. Trong...

Dán sứ Veneer có tốt không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện
Dán sứ Veneer có tốt không? Chia sẻ nha khoa thú vị

Hiện nay dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ mới cho răng đang được nhiều người đánh giá cao. Vậy theo các chuyên gia...