Nha sĩ giải đáp thắc mắc: Viêm nha chu có lây không?
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng thường có diễn biến phát triển âm thầm không rõ triệu chứng cụ thể. Điều đó khiến cho nhiều bệnh nhân băn khoăn và không biết viêm nha chu có lây không?
Bệnh viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khoang miệng. Từ đó khiến cho nướu bị viêm nhiễm, ăn mòn chân răng. Lâu dần không được điều trị dẫn tới răng lung lay, thậm chí là rụng răng. Người bệnh có thể đối mặt với nhiều triệu chứng như nướu sưng đau, đau nhức khi ăn, hôi miệng gây ra khó khăn trong ăn uống, giao tiếp.
Bệnh viêm nha chu có thể diễn biến nặng gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tim mạch, vùng thái dương, tiểu đường, nhiễm khuẩn huyết, sinh non nhẹ cân, bệnh đường hô hấp… Nếu thấy mình có triệu chứng của bệnh cần phải tới cơ sở y tế, nha khoa uy tín để kiểm tra.
Bệnh viêm nha chu gây ra tác hại gì?
Tác hại đầu tiên của bệnh viêm nha chu đó là khiến cho xương ổ răng bị tiêu biến. Đây chính là nguyên nhân khiến cho răng bị lung lay, một thời gian sau bị mất răng. Lúc này quá trình ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì căn bệnh này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng như viêm nhiễm, chảy máu chân răng, dịch mủ xuất hiện với màu trắng đục. Chỉ cần bị kích ứng nhẹ hoặc ấn nhẹ tay cũng bị đau và chảy máu.
Bệnh viêm nha chu nếu ở giai đoạn khởi phát quá trình điều trị sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh phải tiến hành phẫu thuật thì mới giúp hồi phục được.
Viêm nha chu có lây không?
Với câu hỏi viêm nha chu có lây không? Chúng tôi xin trả lời là có. Đây là căn bệnh có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình. Nó có thể từ cha mẹ sang con cái hoặc giữa vợ chồng với nhau.
Thông qua các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vi khuẩn gây ra bệnh viêm nha chu có thể truyền đi thông qua đường nước bọt. Điều này đồng nghĩa với việc nếu tiếp xúc với nước bọt của thành viên trong gia đình hoặc bạn tình với nhau thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị, việc điều trị bệnh về nha chu cần phải được thực hiện với toàn bộ những thành viên trong gia đình. Nếu hiện tại gia đình bạn đang có người mắc phải bệnh này thì các thành viên khác cũng nên tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Với những người đang bị viêm nha chu cần phải hạn chế sử dụng đồ dùng cá nhân, sinh hoạt bình thường. Cần phải sử dụng riêng chén, bát, ly uống nước, bàn chải đánh răng, khẩu trang…
Cách điều trị viêm nha chu hiệu quả
Để điều trị viêm nha chu, người bệnh cần thực hiện theo một số cách sau đây:
Cây lược vàng
Trong cây lược vàng có chứa những hoạt tính giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bạn sử dụng 1 nắm lá cây lược vàng rửa sạch, để ráo nước. Thái nhỏ nguyên liệu này rồi cho vào miệng nhai khoảng 3-5 phút rồi nhả phần bã ra ngoài. Đẩy nhẹ vào vị trí viêm nha chu và ngậm tiếp. Mỗi ngày thực hiện 3 lần để hiệu quả đạt được cao nhất.
Cách trị từ chanh
Chanh được biết tới là nguyên liệu có chứa hàm lượng vitamin C, acid dồi dào giúp loại bỏ vi khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Sử dụng nước cốt chanh hòa cùng với 1 chút muối. Sử dụng hỗn hợp này thao trực tiếp lên khu vực răng bị đau. Mỗi tuần nên thực hiện từ 2-3 lần để vết thương được chữa lành.
Gừng tươi
Đây là nguyên liệu có tính ấm, vị cay tác dụng long đờm, tán hàn, chuyên dùng cho bệnh phong hàn, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn được dùng để trị bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm nướu,… rất tốt. Sử dụng 1 củ gừng đem đi cạo sạch vỏ, sau đó thái thành từng lát mỏng sắc cùng với nước. Uống nước này sau bữa ăn cũng có tác dụng trong việc diệt khuẩn.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Nếu đã áp dụng các phương pháp từ thảo dược tự nhiên nhưng không thuyên giảm bạn cần tới gặp nha sĩ để được thăm khám. Nếu tình trạng chưa quá tệ, nha sĩ sẽ chỉ định cho cạo cao răng, chà chân răng kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh.
Phương pháp điều trị phẫu thuật
Nó được chỉ định dành cho những bệnh nhân ở mức độ nặng. Tùy theo từng trường hợp có thể được chỉ định một số cách sau: ghép men răng, ghép mô mềm, phẫu thuật Flap, tái tạo mô và men răng tái sinh.
Cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh viêm nha chu, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Mỗi ngày cần chải răng thường xuyên, đều đặn, đúng kỹ thuật 2 lần/ ngày. Nó sẽ có tác dụng giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tích tụ trên răng, bảo vệ răng miệng toàn diện.
- Không chải răng ngang vì sẽ làm vi khuẩn khó được loại bỏ. Hơn nữa, nó có thể gây ảnh hưởng tới răng và nướu. Hãy chải răng theo chiều dọc từ viền nướu tới bờ cắn của răng.
- Sau khi ăn xong, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám giữa kẽ răng thay vì sử dụng tăm xỉa răng.
- Mỗi ngày súc miệng với nước súc miệng chuyên biệt hoặc nướu muỗi pha loãng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh hút thuốc lá.
Trên đây là lời giải đáp viêm nha chu có lây không chi tiết. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn kiến thức bổ ích để có phương án điều trị kịp thời cho các bệnh lý răng miệng nói chung và viêm nha chu nói riêng.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!