Hỏi Đáp

Lý giải nguyên nhân và cách khắc phục ê buốt răng sau khi trám chi tiết 

Trám răng được biết tới là phương pháp giúp loại bỏ những khuyết điểm tồn tại trên răng. Tuy nhiên, một số người lại bị hiện tượng ê buốt răng sau khi trám. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách khắc phục ra sao? 

Trám răng là gì?

Trám răng được hiểu là kỹ thuật dùng một lớp vật liệu nhân tạo giống màu với men răng rồi phủ lên nhằm mục đích lấp đầy những khoảng trống ở trên bề mặt răng. Từ đó khắc phục hiện tượng răng bị vỡ nhỏ, sứt mẻ, răng sau khi điều trị viêm tủy, lỗ sâu răng, mòn cổ răng, răng bị mòn men, hở kẽ nhỏ, răng thưa…

Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu lấp đầy những khoảng trống ở trên bề mặt răng
Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu lấp đầy những khoảng trống ở trên bề mặt răng

Quá trình này giúp cho răng có được hình dáng giống như ban đầu. Đồng thời nó còn hạn chế các tác động liên quan tới việc mô răng bị mất, cải thiện chức năng hoạt động của răng, giúp người bệnh tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.

Các chuyên gia cũng cho biết, sau khi tráng răng mức độ đau sẽ tăng dần khi răng ê buốt gặp phải thức ăn, đồ uống quá nóng  hoặc quá lạnh. Ngoài ra, khi cắn thức ăn hoặc 2 răng tiếp xúc với nhau những cơn đau này sẽ liên tục, kéo dài và đau nhói.

Ê buốt răng sau khi trám răng do đâu?

Các nguyên nhân gây ê răng sau khi trám răng gồm có:

Kỹ thuật trám không đảm bảo

Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bị ê răng sau khi trám. Quy trình thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc không tuân thủ theo các bước an toàn, tay nghề nha sĩ còn yếu, trám không triệt để,…

Thao tác không chuẩn khiến cho vết trám không có độ khít đảm bảo hoàn toàn. Vết trám bị vênh lệch sẽ khiến chân răng và nướu bị tổn thương. Chỉ cần một kích thích rất nhỏ cũng làm cơn đau kéo dài.

Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bị ê răng sau khi trám
Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bị ê răng sau khi trám

Không điều trị nội nha triệt để

Nếu trong trường hợp tủy không được làm sạch sẽ mà vẫn còn sót lại sẽ gây ra hiện tượng hoại tử. Vết trám lâu ngày kích thích sẽ khiến hiện tượng đau nhức diễn ra. Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng áp xe ổ xương răng, rụng răng.

Xoang trám chịu tác động bởi áp lực nén vật liệu

Áp lực nén từ phía vật liệu khiến cho ống ngà trong những mô răng bị dịch chuyển dẫn tới phần tủy sống gây ra hiện tượng đau nhức. Khi thực hiện trám răng, vật liệu được sử dụng phổ biến ở Amalgam hoặc Composite.

Nếu tại vị trí trám, phần mô răng không khít với chất liệu này sẽ tạo ra khoảng trống do những dịch ngà răng tiết ra hoặc áp suất không khí lấp đầy. Do đó, nếu nhai phải chất lỏng này sẽ khiến cho người bệnh bị ê buốt, khó chịu.

Ê răng sau khi trám diễn ra trong bao lâu?

Sau khi trám răng bị ê buốt có thể kéo dài từ 1 cho tới 2 tuần đầu tiên. Đây là hiện tượng bình thường và thời gian sau sẽ hết. Tuy nhiên nếu như tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần thì bạn cần phải tới gặp nha sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời, để lâu có thể gây ra một số biến chứng sau đây:

  • Tủy răng sưng viêm có thể gây nguy cơ mất răng vĩnh viễn
  • Khi nhai thức ăn quá nóng, quá lạnh gây cộm cấn, đau nhức và khó chịu
  • Có thể chuyển phát sang một số bệnh về răng miệng nguy hiểm khác như bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp…

Xem thêm: Bị ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Sau khi trám răng bị ê buốt có thể kéo dài từ 1 cho tới 2 tuần đầu tiên
Sau khi trám răng bị ê buốt có thể kéo dài từ 1 cho tới 2 tuần đầu tiên

Cách khắc phục ê buốt răng sau khi trám

Để khắc phục hiện tượng ê buốt răng sau khi trám răng, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

Trị ê buốt răng sau khi trám với thảo dược tự nhiên

Một số loại thảo dược tự nhiên được sử dụng để trị ê buốt răng gồm có:

Tỏi

Đây là một nguyên liệu giúp trị bệnh răng miệng rất hiệu quả. Trong thành phần của tỏi có chứa allicin – kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng 2-3 tép tỏi đem bóc vỏ rồi giã nát cùng với muối. Sử dụng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vị trí ê buốt khoảng 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần là triệu chứng thuyên giảm.

Đinh hương

Trong tinh dầu đinh hương có chứa eugenol có tác dụng trong việc giảm đau, gây tê, kháng khuẩn hiệu quả. Vì thế với những người bị ê buốt sau khi trám răng có thể sử dụng nguyên liệu này. Dùng vài nụ đinh hương nhai nát trong miệng, tinh dầu sẽ kết hợp với nước bọt thấm vào vị trí ê buốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu đinh hương trộn cùng với ½ muỗng cà phê dầu ô liu và bôi lên vị trí đau nhức cũng có tác dụng tương tự.

Rượu cau

Cau là dược liệu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn còn rượu giúp sát khuẩn tốt. Khi sử dụng rượu cau sẽ tạo ra khả năng chống viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả giúp đẩy lùi bệnh.  Sử dụng cau tươi bổ dọc, loại bỏ phần hạt bên trong rồi bổ đôi cho vào bình thủy tinh. Tiếp tục đổ rượu với tỉ lệ 3 lít rượu và 1kg cau tươi, ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Ngậm rượu cau 10 phút trong miệng rồi nhổ ra, súc miệng với nước ấm, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.

Lá bàng

Trong lá bàng có chứa nhiều hợp chất như Phytosterol, Saponin, Tercatin, Punicalagin… có công dụng diệt khuẩn tốt. Vì thế dược liệu này thường được dùng để trị viêm lợi, sâu răng, loét miệng, hôi miệng. Người bệnh dùng 3-4 lá bàng non đem rửa sạch rồi xay nhuyễn với ½ muỗng cà phê muối thêm 300ml nước lọc. Chắt lấy phần nước cốt, sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày 2-3 lần.

Trong lá bàng có chứa nhiều hợp chất như Phytosterol, Saponin, Tercatin, Punicalagin
Trong lá bàng có chứa nhiều hợp chất như Phytosterol, Saponin, Tercatin, Punicalagin

Trị ê buốt răng sau khi trám từ nguyên nhân

Nếu ê buốt xuất phát từ việc chữa tủy không triệt để lúc này nha sĩ sẽ phải thực hiện tháo miếng trám ra. Tiếp đó mô răng hỏng sẽ được nạo bỏ, làm sạch tủy đã bị viêm rồi dùng vật liệu trám mới khôi phục hình dáng ban đầu của răng.

Trường hợp răng bị ê nhức sau khi trám do kỹ thuật không đúng hoặc kích ứng vật liệu trám thì phải thay thế chất liệu trám mới bằng Composite. Đây là chất liệu đã được kiểm tra và công nhận về độ lành tính đối với cơ thể.

Nếu ê buốt kéo dài cần tới nha sĩ để thăm khám ngay
Nếu ê buốt kéo dài cần tới nha sĩ để thăm khám ngay

Phòng ngừa ê buốt răng sau khi trám

Để phòng ngừa hiện tượng này, bạn có thể áp dụng theo một số cách sau đây:

  • Chỉ lựa chọn nha khoa có uy tín, chất lượng nhiều năm kinh nghiệm. Tại đây sẽ có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao giúp quá trình trám răng diễn ra theo đúng tiêu chuẩn. Hơn nữa, việc điều trị các bệnh lý về nội nha, kỹ thuật áp dụng cũng sẽ chuyên nghiệp hơn.
  • Sau khi trám răng xong, việc vệ sinh răng miệng cần đặc biệt chú ý. Sử dụng bàn chải răng miệng đánh răng 2 lần/ ngày kết hợp súc miệng với nước muối ấm.
  • Ăn xong, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám còn sót lại trên kẽ răng.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm quá dai, quá cứng, quá lạnh, quá nóng trong thời gian đầu.
  • Tránh những va chạm quá mạnh có thể khiến cho chất trám bị bong.
  • Với trường hợp bị ê buốt trên 2 tuần thì bạn nên tới gặp nha sĩ để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và phương án điều trị kịp thời.
Ăn xong, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám
Ăn xong, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa ê buốt răng sau khi trám chi tiết. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì đừng nên chủ quan, hãy tới nha sĩ để được kiểm tra và tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể bị mắc bệnh viêm nướu răng
Các cách điều trị viêm nướu răng giúp giảm đau buốt, khó chịu cực dễ

Viêm nướu răng là căn bệnh đang ngày càng phổ biến. Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị kịp thời có thể gây...

Mẹo dân gian kết hợp giữa hạt tiêu đen và lá húng quế chữa sâu răng rất hiệu quả
Top 3 cách sử dụng lá húng quế chữa sâu răng hiệu quả nhất

Mẹo dân gian dùng lá húng quế chữa sâu răng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Vậy phương pháp trên...

Top 8 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp Ở Hà Nội Tốt Nhất Hiện Nay
Top 8 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp Ở Hà Nội Tốt Nhất Hiện Nay

Bọc răng sứ trả ở góp Hà Nội nên lựa chọn địa chỉ nào đang là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Do...

Cách trị nấm lưỡi bản đồ với rau ngót
Bật mí các cách chữa nấm lưỡi bản đồ được đánh giá cao nhất

Nấm lưỡi bản đồ được biết tới là một căn bệnh gây ra khó chịu, đau đớn nếu không có phương án điều trị kịp...

răng sữa nhổ còn sót chân
Hậu quả khi nhổ răng sữa còn sót chân răng và cách xử lý

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng không hiếm gặp khi phụ huynh tự nhổ cho bé tại nhà hoặc bé tự...

Bé 10 tháng chưa mọc răng chưa hẳn là điều gì bất bình thường
Bé 10 tháng chưa mọc răng có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Với nhiều bậc phụ huynh, bé 10 tháng chưa mọc răng là một nỗi lo lắng rất lớn. Đây là dấu mốc rất quan trọng...

áp xe nướu răng
Áp xe nướu răng: Tổng quan về bệnh lý và cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng răng miệng rất dễ mắc phải nhưng lại dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng...

Quy trình nhổ răng sữa chi tiết với 5 bước cơ bản
Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền? Quy trình chi tiết

Nhổ răng sữa cho trẻ là một thao tác đơn giản, nhưng cũng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên...