Hỏi Đáp

Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nhổ răng số 8 có tính chất phức tạp hơn nhổ răng thường, yêu cầu kỹ thuật cao. Vì thế có nhiều người lo lắng liệu nhổ răng khôn có nguy hiểm không. Trên thực tế nhiều trường hợp gặp biến chứng sau khi loại bỏ răng số 8 do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là tay nghề bác sĩ, máy móc thiết bị nha khoa. Người bệnh có thể bị chảy máu kéo dài, sưng mặt, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng số 7, tổn thương dây thần kinh, thủng xoang hàm trên, gãy xương hàm dưới,…

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn mọc khá muộn và ở trong cùng của hàm, rất dễ mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do chiếc răng này không đóng vai trò ăn nhai hay thẩm mỹ nên bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên đáng lo ngại là răng khôn có liên kết chặt chẽ với hệ thống dây thần kinh, nếu tác động không đúng cách sẽ gây ra biến chứng. Vậy thực tế nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nếu nhổ răng khôn tại nha khoa uy tín, có đội ngũ Y bác sĩ giỏi, đảm bảo trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt, được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo an toàn, không cần lo lắng.

Ngược lại quá trình nhổ răng số 8 không tuân thủ đúng quy định hoặc bác sĩ thiếu kỹ năng, chuyên môn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Nhổ răng khôn tại cơ sở không uy tín có thể gặp biến chứng
Nhổ răng khôn tại cơ sở không uy tín có thể gặp biến chứng

Chảy máu kéo dài

Nhổ răng khôn là tiểu phẫu có độ phức tạp nhất định, tác động đến mô mềm nên có khả năng gây chảy máu. Thông thường sau nhổ răng, bạn có thể bị chảy máu trong 30 – 60 phút hoặc lâu hơn, sau đó trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài, liên tục không ngừng dù đã thử nhiều biện pháp cầm máu thì cần thận trọng vì có khả năng bạn đã bị nhiễm trùng máu, dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng chảy máu kéo dài sau nhổ răng khôn thường do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn, để sót lại các tổ chức hạt của chóp chân răng hoặc làm đứt mạch máu lớn khiến máu chảy ra từ mạch nhỏ trong niêm mạc, màng xương chân răng. Ngoài ra, khi bị viêm nhiễm trong quá trình tiểu phẫu cũng làm biến đổi thành mạch, tổn thương các tổ chức mô xung quanh răng gây chảy máu.

Sưng mặt

Thời gian đầu sau khi nhổ răng số 8, rất nhiều người bị sưng mặt. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài không thuyên giảm sau nhiều ngày, kèm theo hiện tượng đau nhức, hôi miệng, xuất hiện ổ mủ ở vết mổ, có thể bạn đã gặp biến chứng sau nhổ răng.

Sưng mặt thường là do quá trình tiểu phẫu tác động đến hệ thần kinh, tổn thương nướu hoặc bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, để sót chân răng trong nướu, xử lý vết mổ không sạch gây nhiễm trùng. Ngoài ra nếu bạn vệ sinh vị trí nhổ răng khôn không đúng chỉ định của bác sĩ cũng gây viêm nhiễm, sưng tấy nặng.

GIẢI ĐÁP: BS nội trú Thuỳ Anh nói gì về Kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu

Nhổ răng khôn gây nguy hiểm – Nhiễm trùng

Nhổ răng khôn có thể gây nguy hiểm nếu để xảy ra tình trạng nhiễm trùng khi bác sĩ tác động đến lợi, nướu, mô mềm, xương hàm. Nhiễm trùng được đặc trưng bởi các dấu hiệu như sưng nướu, ổ mủ có máu, màu sắc răng thay đổi, đau cổ, sốt cao, đau ở vùng xương hàm,…

Nguyên nhân nhổ răng khôn bị nhiễm trùng đó là răng nằm ở vị trí quá sâu, cần rạch nhiều nướu tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, bác sĩ tay nghề kém nên nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật, dụng cụ nhổ răng không được sát trùng cẩn thận. Bên cạnh đó, nhiễm trùng còn do bệnh nhân vệ sinh răng sau nhổ không đúng hướng dẫn của bác sĩ, hút nhiều thuốc lá.

Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng số 8
Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng số 8

Ảnh hưởng đến răng số 7

Răng số 7 nằm kế cạnh răng khôn, rất dễ bị ảnh hưởng khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc nhổ răng khôn không đúng cách. Với những trường hợp bác sĩ dùng lực mạnh để nhổ răng gây tổn thương đến răng số 7 khiến răng này bị phá vỡ cấu trúc, lung lay, gây đau nhức, thậm chí là gãy rụng hoàn toàn.

Thủng xoang hàm trên – nguy hiểm khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn có gây nguy hiểm như thủng xoang hàm trên. Được biết khoang xương hàm trên có cấu trúc rỗng, nằm gần chân răng số 6, 7, 8 nên dễ bị tác động khi nhổ răng khôn. Nếu lỗ thủng ít hơn 5mm thì không đáng lo ngại, khả năng lành thương cao, tuy nhiên khi lỗ thủng quá lớn sẽ tác động xấu đến xương hàm và không thể khôi phục. Người bệnh lúc này thường có triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, đau nhức đầu, cơn đau len rộng đến mắt, trán và hàm trên.

Gãy xương hàm dưới

Thực tế có không ít trường hợp trong quá trình nhổ răng khôn, do bác sĩ tác động lực quá mạnh, không đúng kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm gây gãy xương hàm dưới. Người bệnh trong trường hợp này sẽ thấy đau nhức, sưng tấy, chảy máu kéo dài, cần xử lý sớm để tránh gặp biến chứng nguy hiểm về sau.

Tổn thương dây thần kinh

Một trong những biến chứng nguy hiểm sau nhổ răng khôn đó là tổn thương hệ thống dây thần kinh liên quan. Nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, có kỹ năng tốt, chỉ tác động nhẹ đến hệ thần kinh trong trường hợp răng số 8 nằm sát dây thần kinh hàm trên, hàm dưới hoặc dây thần kinh mắt. Ngược lại khi nhổ răng với bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không đủ chuyên môn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh, gây đau nhức kéo dài hoặc nhiễm trùng, thậm chí là phá hủy xương hàm, mô nướu.

Hệ thống dây thần kinh quanh răng có thể bị ảnh hưởng
Hệ thống dây thần kinh quanh răng có thể bị ảnh hưởng

Biến chứng khác

Sốc phản vệ và ngộ độc thuốc tê là hiện tượng thường gặp ở những trường hợp nhổ răng khôn tại cơ sở thiếu uy tín, không đảm bảo về trình độ bác sĩ, sử dụng vật liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Nếu không được xử lý sớm và đúng cách, người bệnh có thể bị khó thở, co giật toàn thân, thậm chí là tử vong.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Không phải tất cả trường hợp đều có thể nhổ răng khôn, bạn nên xác định liệu mình có thể tiến hành tiểu phẫu hay không để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp nên nhổ răng khôn:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức dữ dội, giảm khả năng ăn nhai và tác động đến răng kế cạnh.
  • Răng số 8 mọc nghiêng làm khuôn hàm bị xô lệch.
  • Có u nang quanh răng số 8 gây tổn thương xương hàm.
  • Phần mô mềm quanh chân răng khôn bị viêm nhiễm nặng.
  • Răng khôn bị sâu, viêm nha chu, áp xe răng, dị dạng, dễ bị nhồi nhét thức ăn.

TÌM HIỂU: Áp xe răng khôn – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đối tượng không nên nhổ răng số 8:

  • Răng khôn mọc thẳng hàng, khớp với hàm răng trên.
  • Răng số 8 không ảnh hưởng đến răng số 7.
  • Hình dáng răng khôn bình thường, không mắc bệnh nha khoa.
  • Người mắc bệnh mãn tính như thần kinh, đông máu, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch cần nhổ bỏ
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch cần nhổ bỏ

Lưu ý khi nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh biến chứng nguy hiểm khi nhổ răng khôn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn phòng khám nha uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, tuân thủ đúng kỹ thuật, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo yếu tố vô trùng.
  • Thăm khám kỹ lưỡng để chắc chắn đủ điều kiện nhổ răng khôn, cung cấp đúng thông tin sức khỏe và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trước khi nhổ răng.
  • Trong vòng 24 giờ đầu sau nhổ răng cần cắn chặt bông gòn để hạn chế chảy máu, không khạc nhổ mạnh, không chải răng ở vị trí mới phẫu thuật.
  • Chỉ dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn thực phẩm quá dai, cứng, quá nóng, quá lạnh gây ê buốt, đau nhức, ưu tiên ăn cháo, súp, canh, sữa để hạn chế lực nhai của răng.

XEM THÊM: Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn thì phải làm sao? Cách khắc phục

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng, có thể súc miệng nước muối để sát trùng, diệt khuẩn sau khoảng 2 ngày nhổ răng.
  • Nếu xảy ra những bất thường như chảy máu kéo dài, đau nhức, sưng viêm, khó chịu, sốt cao cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, xử lý.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời thắc mắc nhổ răng khôn có nguy hiểm không. Nếu không đảm bảo các yếu tố về tay nghề bác sĩ, hệ thống máy móc thiết bị, quy trình chuẩn Y khoa, cách chăm sóc tại nhà, người bệnh có khả năng cao gặp biến chứng nguy hiểm. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn nha khoa uy tín, đồng thời tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân.

Đọc thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dán răng sứ
Dán răng sứ: Ưu, nhược điểm, quy trình thực hiện và giá thành

Phương pháp dán răng sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn để cải thiện tính mỹ cho răng răng. Bên cạnh đó, kỹ thuật...

Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Những năm tháng đầu đời của trẻ, thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Vậy trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng...

Trồng răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào bác sĩ thực hiện
Trồng Răng Sứ Có Đau Không? Kinh Nghiệm Chăm Sóc Răng Miệng Tốt

Trồng răng sứ có đau không là một trong những mối lo lắng của nhiều bệnh nhân đang có nhu cầu phục hình thẩm mỹ...

Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất
Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất

Dịch vụ niềng răng trả góp không còn quá xa lạ với những khách hàng mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, chắc khỏe...

[Cảnh báo] Sâu răng viêm xoang - Tình trạng không thể xem thường
Sâu răng viêm xoang có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào?

Sâu răng viêm xoang chủ yếu xảy ra ở người lớn với các triệu chứng điển hình như mất ngủ, nhức đầu, đau họng, hôi...

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng có thể xảy ra

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Nguyên nhân nào khiến cho bé mọc răng bị muộn như vậy? Tình trạng này gây...

Bệnh sún răng ở trẻ em và những điều cha mẹ nhất định phải biết
Bệnh Sún Răng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cha Mẹ Cần Phải Biết

Sún răng đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở những trẻ từ 1-3 tuổi. Không ít phụ huynh lầm tưởng cho rằng...

viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị tốt nhất

Viêm lợi trùm là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của răng...

ReviewNK