Rơ lưỡi cho trẻ nhỏ – Giải đáp chi tiết các thắc mắc các mẹ cần biết
Rơ lưỡi được biết tới là phương pháp có tác dụng giúp cho bé tránh được các bệnh liên quan tới răng miệng. Nhưng phần lớn các mẹ vẫn chưa biết cách thực hiện cho đúng khiến cho các bé cảm thấy khó chịu. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn và dễ thực hiện.
Tại sao cần phải rơ lưỡi cho bé?
Rơ lưỡi cho bé được hiểu là việc làm sạch răng miệng phổ biến. Việc này cũng giống như việc người lớn đánh răng mỗi ngày. Do đó, các mẹ cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày để giúp răng miệng của trẻ được vệ sinh tốt nhất.
Trong trường hợp răng miệng của bé không tốt vì không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách. Điều này sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình duy trì sức khỏe răng miệng khi bé lớn, có thể gây ra một số nguy cơ mắc bệnh do vi trùng, nhiễm khuẩn.
Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh thường bị bám cặn sữa mẹ trên lưỡi. Nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến cho bé lười và khó bú hơn. Vì thế, rơ lưỡi cần phải được thực hiện mỗi ngày. Như vậy mới giúp răng miệng của bé sạch sẽ, bú ngon miệng hơn mỗi ngày.
Các loại rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hiện nay trên thị trường, các mẹ có thể tham khảo một số loại rơ lưỡi cho trẻ sau đây:
Gạc rơ lưỡi thô sơ
Loại gạc này được thiết kế đơn giản, chưa tẩm bất cứ loại dịch nào. Khi dùng, mẹ phải thấm dịch có thể là nước muối, nước sạch, nước ép lá hẹ, rau ngót… để rơ lưỡi cho bé. Loại này thường có giá khá rẻ, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Tuy nhiên, nó sẽ không có hiệu quả khi điều trị viêm nướu, tưa miệng, tưa lưỡi. Với các loại dịch chiết phải chuẩn bị thủ công, có thể không đảm bảo vệ sinh. Sử dụng thường khá mất thời gian và bất tiện nên các mẹ cần cân nhắc.
Gạc rơ lưỡi Babypro
Đây là loại gạc được sản xuất tại Hàn Quốc. Sản phẩm sử dụng chất liệu chính từ vải cotton. Do đó, trong quá trình sử dụng sẽ đảm bảo an toàn cho bé. Trong thành phần đã được tẩm dịch gồm có nước tinh khiết và xylitol có tác dụng trong việc chống sâu răng hiệu quả.
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie
Dr.Papie sản xuất chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó được đánh giá rất cao về mặt chất lượng. Chất liệu chính được sử dụng là từ polyester với đặc tính mềm, dai và an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ. Bên trong gạc đã được tẩm sẵn chất chống nấm, kháng khuẩn gồm có NaHCO3, NaCl, Xylitol và dịch chiết lá hẹ nên có hiệu quả cao hơn hẳn.
Gạc rơ lưỡi Đông Fa
Đông Fa cũng là sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam. Nguyên liệu chính được sử dụng là sợi Polyester đã được chứng nhận về mặt chất lượng, không hề chứa PVC, chứa chì. Sản phẩm được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn để làm sạch lợi và lưỡi cho bé. Hộp gồm được thiết kế gồm có 5 miếng, sử dụng vô cùng đơn giản, mức giá cũng khá phải chăng.
Gạc rơ lưỡi Kidshealth
Mẫu gạc này có nguồn gốc từ Việt Nam, được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn chất lượng. Thành phần sử dụng để tạo ra gạc rơ lưỡi là từ sợi polyester có tác dụng gips vệ sinh lợi, lưỡi của bé trở nên đơn giản hơn. Kidshealth được đóng theo gói, mỗi gói sẽ gồm có 10 miếng, sử dụng khá thuận tiện. Nhưng trong quá trình thực hiện, các mẹ cũng cần phải chú ý vệ sinh thật nhẹ nhàng để không làm các bé bị ảnh hưởng.
Rơ lưỡi cho bé bao nhiêu lần thì tốt?
Rất nhiều bà mẹ đều băn khoăn vì không biết rơ lưỡi ngày mấy lần thì mới tốt. Tùy vào từng trường hợp mà số lần rơ lưỡi ở trẻ sơ sinh cũng sẽ có phần khác nhau. Cụ thể như sau:
Trẻ bú mẹ hoàn toàn
Đối với những bé bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng bú sữa mẹ qua bình, việc rơ lưỡi cần làm thường xuyên. Lý do là vì khi bú lưỡi sữa mẹ, lưỡi của bé thường xuyên cọ vào núm ti nên ít bị cặn sữa hoặc đọng sữa. Trường hợp này, các mẹ cần thực hiện rơ lưỡi 2-3 ngày/ lần.
Trẻ bú sữa mẹ và sữa ngoài
Các bé sử dụng kết hợp sữa mẹ và sữa công thức thì rơ lưỡi em bé sơ sinh nên thực hiện 1 lần/ ngày. Chú ý, thời điểm phù hợp nhất là sau khi tắm. Ngoài ra, khi bú bình xong thì bạn nên cho bé dùng 1-2 muỗng cà phê nước ấm, có tác dụng giúp khoang miệng sạch sẽ hơn.
Trẻ dùng sữa ngoài hoàn toàn
Với trẻ uống sữa ngoài thì số lượng rơ lưỡi sẽ nhiều hơn so với bú sữa mẹ. Nguyên nhân là vì lưỡi dễ gặp hiện tượng đóng cặn làm cho lưỡi bé bị đen hoặc tưa lưỡi. Nếu bé sử dụng sữa bột nhiều mà không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra tình trạng viêm họng, viêm lưỡi và lười bú.
Ngoài ra, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vị giác của trẻ. Mẹ cần phải rơ lưỡi 2 lần/ ngày, sau mỗi lần bú cho bé dùng 1-2 muỗng cà phê nước ấm để tráng miệng. Nó có tác dụng giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu ở lưỡi hơn.
Bé bị tưa lưỡi làm sao hết?
Tưa lưỡi được hiểu là tình trạng niêm mạc tại lưỡi, miệng, họng, thực quản bị nấm candida xâm nhập. Nó dẫn tới bề mặt lưỡi xuất hiện màng giả màu trắng bám chắc. Lớp màng này khá khó bong khi lau rửa. Ngoài ra, khi cọ xát có thể khiến chảy máu, đau rát.
Bé bị tưa lưỡi làm sao hết? Đối với trường hợp nhẹ, bé chưa cần phải sử dụng thuốc ngay mà chỉ cần chú ý tới việc vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, rơ lưỡi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tình trạng được cải thiện.
Ngoài ra, với trường hợp nấm nặng thì phải sử dụng thêm thuốc kháng nấm với liều lượng chỉ định phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Những bé có dấu hiệu đau nhiều, bỏ bú, nấm xuất hiện ở diện rộng thì phải sử dụng kháng nấm toàn thân bằng việc uống itraconazole, fluconazole… Các mẹ khi thấy bé có triệu chứng nấm lưỡi bản đồ cần phải đưa tới cơ sở y tế để được bác sĩ khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Xem thêm: Review chi tiết gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt hiện nay
Rơ lưỡi cho bé đến khi nào?
Rơ lưỡi trẻ sơ sinh cũng như việc chúng ta đánh răng mỗi ngày. Quá trình rơ lưỡi cho tới khi nào sẽ được chia ra làm các giai đoạn cụ thể như sau:
Rơ lưỡi cho bé 0 – 4 tháng tuổi
Các bé từ 0 đến 4 tháng tuổi nên sử dụng nước muối sinh lý để thực hiện việc rơ lưỡi.
- Bước 1: Trước tiên, các mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé 1 tháng. Hãy thực hiện vào thời điểm bé đang đói để tránh việc ọc sữa hoặc nôn khi bé đã ăn no.
- Bước 2: Sử dụng ngón tay trỏ quấn bông gạc và nhúng nước muối sinh lý.
- Bước 3: 1 tay bế bé cho tựa vào lòng thoải mái, tay còn lại cho miếng gạc vào trong miệng của bé. Hãy rơ lưỡi cho trẻ 3 tháng tuổi từ 2 bên má, di chuyển tới lợi để bắt đầu làm sạch khu vực lưỡi.
Rơ lưỡi cho bé 5 tháng – 1 tuổi
Đối với trẻ từ 5 tháng đến 1 tuổi có thể áp dụng một số nguyên liệu sau đây để rơ lưỡi:
Sử dụng rau ngót
Đối với trẻ trên 5 tháng tuổi, các mẹ có thể sử dụng nguyên liệu bằng rau ngót để rơ lưỡi. Đây là phương pháp dân gian có tác dụng trong việc loại bỏ màng trắng ở trên lưỡi của trẻ đơn giản.
Để thực hiện cách lấy tưa lưỡi cho bé này, các mẹ làm như sau:
- Bước 1: Sử dụng lá rau ngót tươi, đảm bảo không bị sâu bệnh, phun thuốc trừ sâu. Rửa thật sạch cùng với nước, sau đó cho vào nước muối để ngâm giúp diệt khuẩn. Vớt rau ngót ra ngoài.
- Bước 2: Lá rau ngót cho vào nồi đun sôi với nước. Sau đó vớt rra ngoài, giã nhuyễn lấy nước cốt.
- Bước 3: Để cho nước này nguội, mẹ dùng bông gạc quấn vào ngón tay rồi thấm đủ nước và rơ lưỡi cho bé.
Rơ lưỡi cho bé 6 tháng lần lượt từ phần lợi, vòm miệng, lưỡi. Hãy dùng ngón tay thực hiện vòng quanh miệng để việc làm sạch diễn ra hiệu quả. Bạn cần chú ý, da bé rất non nớt và nhạy cảm nên di chuyển phải thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh khiến bé bị nôn .
Sử dụng lá hẹ
Rơ lưỡi cho bé 7 tháng và 8 tháng có thể sử dụng bằng lá hẹ. Đây là nguyên liệu tự nhiên, lành tính có tác dụng giúp việc làm sạch diễn ra hiệu quả hơn.
- Bước 1: Lá hẹ tươi rửa sạch với nước, sau đó cho vào nồi đun sôi. Vớt lá hẹ ra cho ráo nước, sau đó giã nhuyễn lấy phần nước cốt.
- Bước 2: Sử dụng nước cốt này kết hợp với chút nước lá hẹ đã luộc đem rơ lưỡi cho bé.
- Bước 3: Mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó quấn băng gạc vào đầu ngón trỏ. Nhúng ngón tay và nước hẹ rồi rơ lưỡi cho bé. Chú ý tới vị trí vòng miệng, 2 bên má và cuối cùng là lưỡi.
Sử dụng mật ong
Cách lấy tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong được rất nhiều người đánh giá cao. Đây là nguyên liệu lành tính, an toàn, có tác dụng kháng viêm rất tốt nên thường được dùng để chữa các bệnh liên quan tới răng miệng.
Chú ý, chỉ thực hiện phương pháp này dành cho trẻ trên 1 tuổi. Do trong thành phần của mật ong có chứa hàm lượng clostridium botulinum có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Sử dụng mật ong ở trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ bị ngộ độc hoặc dị ứng.
Rơ lưỡi cho bé với mật ong cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Sản phẩm này có thể sử dụng trực tiếp cho bé. Do đó, bạn cần phải lựa chọn loại đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ. Tốt nhất là nên chọn loại mật ong rừng nguyên chất.
- Bước 2: Các mẹ trước khi thực hiện cần phải rửa tay thật sạch sẽ, sau đó quấn sạch quanh ngón tay. Nhúng ngón tay vào mật ong rồi rơ quanh miệng và lưỡi cho bé.
- Bước 3: Khi đã hoàn thành xong, hãy cho bé dùng 1-2 muỗng cà phê nước ấm. Nó có tác dụng giúp loại bỏ bết dính và làm sạch khoang miệng cho bé.
Trên đây là giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mẹ cần phải sớm phát hiện để quá trình điều trị diễn ra đạt hiệu quả. Ngoài ra, hãy áp dụng ngay hôm nay để giúp việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé yêu diễn ra tốt nhất nhé!
Cùng chuyên mục:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!