Hỏi Đáp

Dán sứ Veneer có tốt không? Chia sẻ nha khoa thú vị

Hiện nay dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ mới cho răng đang được nhiều người đánh giá cao. Vậy theo các chuyên gia nha khoa dán sứ Veneer có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu phương pháp này có thực sự sở hữu ưu điểm vượt trội như quảng cáo!

Dán sứ Veneer là gì? Dán sứ Veneer có tốt không?

Mặt dán sứ Veneer được biết đến là vật liệu có dạng vỏ mỏng với độ dày từ 0,3 – 0,5mm phù hợp với màu răng. Mặt dán sứ Veneer sẽ được gắn vào bề mặt trước của răng với mục đích cải thiện hình thức bên ngoài, giúp người sử dụng đạt được tính thẩm mỹ như mong muốn. Chất liệu Veneer thường được làm từ vật liệu sứ, nhựa tổng hợp hoặc composite, sau đó được gắn vĩnh viễn vào răng. Muốn biết dán sứ Veneer có tốt không, cần phải đánh giá cả ưu và nhược điểm của nó.

Dán sứ Veneer có tốt không? Ưu điểm

Phương pháp dán sứ Veneer thường được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên khách hàng sử dụng vì có thể mang lại những lợi ích sau đây:

Ưu điểm của dán sứ Veneer là hạn chế được tối đa nguy cơ gây ê buốt răng.
Ưu điểm của dán sứ Veneer là hạn chế được tối đa nguy cơ gây ê buốt răng.
  • Độ thẩm mỹ cao: Dán sứ Veneer giúp thay đổi hình dáng, màu sắc và kích thước của răng làm răng trở nên đều và đẹp hơn. Ngoài ra màu sắc của sứ Veneer còn khá tự nhiên nên sẽ người sử dụng cảm thấy tự tin hơn khi mỉm cười.
  • Tính bền cao: Dán sứ Veneer có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm nếu phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao kèm theo việc vệ sinh, chăm sóc răng sau dán sứ Veneer tốt.
  • Tác động đến răng thật không lớn: Phương pháp dán sứ Veneer mài rất ít mô răng nên không gây tổn hại lớn đến mặt trong và mặt bên của răng. Thêm vào đó, phương pháp dán sứ này ít gây ra tình trạng chết tủy và hiếm khi phải nguy cơ phải chữa tủy sau khi dán sứ Veneer thấp.
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai của răng: Phương pháp này chỉ mài ở mặt ngoài của răng nên cấu trúc của mô răng sẽ ít bị ảnh hưởng. Vì vậy vấn đề ăn nhai của người sử dụng cũng sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Dán sứ Veneer có tốt không? Phương pháp này được nhiều người sử dụng trả lời là có vì giúp mọi người hạn chế được tối đa nguy cơ gây ra ê buốt răng nhờ khả năng không xâm lấn, tổn thương đến mặt trong răng thật, tủy răng đồng thời không phải loại bỏ đi quá nhiều mô răng.

Dán sứ Veneer có tốt không? Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều điểm mạnh nhưng phương pháp dán sứ Veneer cũng có những mặt hạn chế nhất định.

  • Trường hợp ứng dụng của dán sứ Veneer không đa dạng

Việc dán răng sứ Veneer thường chỉ có thể áp dụng với những trường hợp răng mọc đúng vị trí, răng không bị mọc lộn xộn, lệch lạc, không thẳng hàng. Những người có sức khỏe răng miệng không tốt, mắc các bệnh như sâu răng, viêm tủy không thể sử dụng  phương pháp này để cải thiện khuyết điểm cho hàm răng.

Những người có thói quen nghiến răng cũng không nên sử dụng phương pháp dán răng sứ vì miếng dán sứ khá mỏng nên nếu dùng lực lớn để nghiến vào răng sứ sẽ khiến răng dễ bị vỡ. Tuy nhiên, nếu mọi người vẫn muốn sử dụng phương pháp này thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đeo máng nhựa bảo vệ miếng dán sứ.

  • Khả năng che màu răng có giới hạn

Mặt dán sứ Veneer có độ dày khá mỏng nên với những người có men răng quá đen hay răng bị nhiễm màu nặng thì phương pháp này không thể che được hết những màu ánh ra từ răng thật bên trong. Việc này sẽ khiến người khác có thể nhận biết dễ dàng việc mọi người đang mang răng sứ thẩm mỹ.

Bọc răng sứ Veneer có giữ được lâu không? Yếu tố nào quyết định

Dán sứ Veneer có tốt không, có bền không còn dựa vào nhiều yếu tố như chất lượng của mặt dán sứ, kỹ thuật chuyên môn của bác sĩ và các cách chăm sóc vệ sinh răng miệng sau khi dán. Nếu đáp ứng đủ những yếu tố này, phương pháp dán sứ Veneer có thể duy trì độ bền lên đến 20, thậm chí 30 năm.

Tuổi thọ của phương pháp này có dài không còn dựa vào rất nhiều yếu tố
Tuổi thọ của phương pháp này có dài không còn dựa vào rất nhiều yếu tố

Khi chất lượng của sứ Veneer tốt, là hàng chính hãng, cao cấp, có nguồn gốc rõ ràng thì trong thời gian lâu dài màu sắc răng sẽ duy trì được độ trắng sáng và không xảy ra tình trạng bị đổi màu, bám màu. Bên cạnh đó, khi thực hiện dán Veneer với chất gắn kết cao cấp thì chúng rất khó có thể được tách khỏi răng thật.

Để thực hiện phương pháp này được hoàn hảo không chỉ phải đạt chuẩn yêu cầu về máy móc, trang thiết bị hiện đại mà còn cần trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sĩ và các chuyên viên y tế phải cao. Một bác sĩ đạt yêu cầu sẽ tính được độ chính xác của lớp mài sao cho hợp lý đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ khi chọn màu răng sao cho giống với răng thật của người sử dụng nhất.

Quy trình dán sứ Veneer

Phương pháp dán sứ Veneer có tốt không sẽ dựa vào quy trình tiến hành có đạt được độ chuẩn xác cao hay không rất nhiều. Quy trình sử dụng mảnh dán sứ Veneer bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Tiến hành kiểm tra răng

Bước đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra hàm răng xem có phù hợp với phương pháp dán sứ Veneer hay không. Tiếp theo, khách hàng sẽ được thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng và chụp phim X quang để xác định các khiếm khuyết nếu có và nguyên nhân gây ra hư tổn, sau đó là xác định số lượng răng cần được phục hình. Trường hợp răng của khách hàng bị sâu, bị mất răng, nhiều cao răng bác sĩ sẽ thực hiện điều trị trước khi tiến hành phương pháp dán sứ.

Bước 2: Mài men răng

Trước khi tiến hành dán sứ Veneer, bác sĩ sẽ mài bớt một lượng nhỏ men răng ở phía trước và hai bên răng để tạo vị trí cho miếng dán Veneer gắn vào răng.

Đọc thêm:

Mài men răng là một bước quan trọng trong quá trình dán sứ Veneer
Mài men răng là một bước quan trọng trong quá trình dán sứ Veneer

Bước 3: Lấy dấu hàm và chọn màu răng

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm răng của khách hàng bằng cao su đồng thời bàn bạc với khách hàng để lựa chọn màu sắc phù hợp với hàm răng.

Bước 4: Tạo hình mô phỏng cho hàm răng dán sứ Veneer

Mẫu lấy dấu hàm răng của khách hàng sẽ được gửi đến phòng labo của nha khoa. Các chuyên viên sẽ tạo hình mô phỏng cho hàm răng bằng phần mềm thiết kế 3D CAD/CAM sao cho mặt dán sứ phù hợp nhất với hàm răng của khách hàng. Thời gian thực hiện bước này có thể mất vài ngày. Trong thời gian chờ đợi bác sĩ có thể gắn răng tạm thời cho khách hàng.

Bước 5: Dán Veneer lên răng

Bác sĩ sẽ đặt Veneer lên răng để xác định mức độ phù hợp với răng thật của khách hàng và điều chỉnh theo hình dạng của răng. Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh làm sạch răng và thực hiện dán Veneer.

Sau khi hoàn thành việc dán sứ Veneer, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ chịu lực của răng để đảm bảo chức năng ăn nhai của răng vẫn tốt và hàm răng có tính thẩm mỹ cao. Tiếp theo bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh chăm sóc răng miệng sau khi dán sứ và chế độ ăn uống hợp lý giúp răng có thể duy trì màu sắc lâu dài. Vậy đến đây quy trình dán sứ Veneer có thể kết thúc.

Veneer sẽ được đặt lên răng trước để xác định mức độ phù hợp với răng thật
Veneer sẽ được đặt lên răng trước để xác định mức độ phù hợp với răng thật

Những trường hợp nên sử dụng phương pháp dán sứ Veneer

Phương pháp dán sứ Veneer có thể được sử dụng để điều trị một số khuyết điểm của răng như bị sứt mẻ, đổi màu hay kích thước răng nhỏ. Cụ thể những đối tượng khách hàng nên sử dụng phương pháp dán sứ Veneer bao gồm:

  • Trường hợp răng bị mòn cạnh, chân răng bị ngắn hơn bình thường.
  • Trường hợp răng bị các chấn thương bên ngoài như sứt, bể hay mẻ nhẹ.
  • Trường hợp khoảng cách giữa các răng bị thưa, có khe hở lớn hơn bình thường
  • Trường hợp răng mọc bị lệch ở mức độ nhẹ
  • Trường hợp răng phát triển không đều và có hình dạng bất thường
  • Trường hợp răng bị xỉn màu, ố vàng do sử dụng nhiều kháng sinh, hút nhiều thuốc… đã tẩy trắng răng nhưng không có tác dụng

Dán sứ Veneer có tốt không? Bọc răng sứ Veneer có tốt không? Nếu các đối tượng trên sử dụng phương pháp làm đẹp nha khoa này thì sẽ mang lại hiệu quả tốt ngoài mong đợi.

Những người có hàm răng bị thưa hay xỉn màu nên sử dụng phương pháp dán sứ Veneer
Những người có hàm răng bị thưa hay xỉn màu nên sử dụng phương pháp dán sứ Veneer

Cần lưu ý gì khi dán sứ Veneer?

Để tuổi thọ của việc dán sứ Veneer được lâu dài thì sau khi dán sứ, người sử dụng cần lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học lành mạnh: không hút thuốc lá, hạn chế uống nước màu sẫm để đảm bảo được độ bền và vẻ đẹp của răng, sử dụng cả hai hàm để nhai và cắn thức ăn, hạn chế ăn đồ cứng, dai đồ  ngọt hoặc sử dụng răng để mở nắp chai…
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải mềm để chải răng 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch triệt để khoang miệng, loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa và vi khuẩn.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Đến gặp bác sĩ từ 3-6 tháng/năm để được kiểm tra răng, khớp cắn và độ bám keo… Ngoài ra nên theo dõi và đến gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng bất thường xảy ra sau khi dán sứ Veneer.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi dán sứ Veneer có tốt không? Để giúp mọi người có cái nhìn chính xác về phương pháp làm đẹp này. Nếu thuộc vào những trường hợp nên dán sứ Veneer thì mọi người đừng ngần ngại hãy tiến hành ngay để có hàm răng thẩm mỹ hơn.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Răng Khểnh Là Răng Nào? Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không?
Răng khểnh là răng nào? Có nên nhổ răng khểnh không?

Theo quan niệm của nhiều người, răng khểnh được coi là một chiếc răng “duyên". Nhưng trên thực tế, theo y học nha khoa, răng...

Trồng răng implant
Trồng Răng Implant Có Đau Không? Quy Trình, Chi Phí Tốt Nhất

Trồng răng Implant là một trong những kỹ thuật phục hình răng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, đây cũng là...

Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Những năm tháng đầu đời của trẻ, thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Vậy trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng...

Sâu răng có mủ
Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn

Sâu răng có mủ là tình trạng bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm và gây đau đớn cho người bệnh. Bài viết sau đây...

Viêm lợi sưng má là hiện tượng lợi bị sưng viêm gây ra sưng má
Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không và 3 cách khắc phục đơn giản

Viêm lợi sưng má là một trong những bệnh lý về răng miệng có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên nhiều người băn...

Phương pháp chữa sâu răng bằng tỏi chỉ nên áp dụng với những trường hợp người bệnh mới bị sâu răng
TOP 4 cách chữa sâu răng bằng tỏi cực đơn giản và hiệu quả

Chữa sâu răng bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng tại nhà. Trong...

Trồng Răng Là Phương Pháp Gì? Có Mấy Loại? Thực Hiện Thế Nào?
Trồng răng là phương pháp gì? Có mấy loại? Thực hiện thế nào?

Tiêu xương hàm hoặc xương ổ răng dẫn tới lệch khớp cắn, méo miệng,... chính là hệ quả của một thời gian dài mất răng....

Trong y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, mùi hơi hăng, vị chua
Hướng dẫn các mẹ cách rơ lưỡi bằng lá hẹ siêu dễ

Trong dân gian, lá hẹ được biết tới là dược liệu được dùng trong khá nhiều bài thuốc khác nhau. Trong đó, cách rơ lưỡi...

ReviewNK