Hỏi Đáp

Bệnh nấm lưỡi bản đồ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị triệt để

Bạn thấy trên lưỡi của bé nhà mình xuất hiện các đốm đỏ và vệt trắng loang lổ. Đây là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh nấm lưỡi bản đồ. Vậy căn bệnh này nguyên nhân do đâu, làm sao để nhận biết và có cách điều trị kịp thời? 

Nấm lưỡi bản đồ là gì?

Nấm lưỡi bản đồ là hiện tượng ở 2 bên lưỡi và trên bề mặt xuất hiện hình thái nhìn giống như bản đồ. Thực tế, căn bệnh này hoàn toàn lành tính, không hề liên quan tới ung thư hoặc nhiễm trùng. Tên gọi khác của bệnh nấm lưỡi là ban đỏ di chuyển hoặc nấm lưỡi di chuyển lành tính.

Nấm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính
Nấm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính

Theo số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, đây là căn bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, chiếm 1 cho tới 3% dân số. Khi bị nấm lưỡi bản đồ, cơ thể sẽ không có dấu hiệu gì điển hình. Triệu chứng xuất hiện từ nhẹ cho tới nặng, không để lại biến chứng. Thời gian bệnh khỏi sẽ khoảng vài ngày hoặc vài tuần.

Nhưng nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em thường có nguy cơ cao hơn. Bệnh khiến lưỡi bé bị tổn thương gây ra nhiễm trùng. Nhiều trường hợp lưỡi có thể bị nứt, gây ra đau đớn, khó chịu. Căn bệnh này hiện đang khá phổ biến ở trẻ nhỏ nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý.

Nguyên nhân gây ra nấm lưỡi bản đồ

Nấm lưỡi bản đồ ở người lớn và trẻ nhỏ đều có thể gặp phải, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

Nấm lưỡi bản đồ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Nấm lưỡi bản đồ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
  • Cơ thể thiếu dưỡng chất: Những chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ tới các mô tế bào. Điều này khiến cho bệnh nấm lưỡi bản đồ gia tăng.
  • Tích nước ngoài mô: Theo các chuyên gia nhận định trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh về niêm mạc và viêm da. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ.
  • Rối loạn quá trình trao đổi vitamin nhóm B: Đây là nhóm vitamin có tác dụng quan trọng đối với sức khỏe. Khi xảy ra hiện tượng thiếu hụt có thể dẫn tới một số những tác hại sau đây:

Vitamin B1: Thiếu hụt loại vitamin này khiến hệ thống tim mạch, thần kinh, tiêu hóa bị rối loạn.

Vitamin B2: Lúc này môi, lưỡi, miệng, niêm mạc bị tổn thương. Chúng xuất hiện một số hiện tượng như viêm lưỡi, chảy máu, rát, nứt.

Vitamin B6: Cơ thể thiếu vitamin B6 gây ra các tổn thương trên da như vết nứt, vết thương, trầy xước khó lành trong thời gian dài.

Vitamin B12: Gây ra hiện tượng quá trình hình thành hồng cầu ở tủy xương bị rối loạn. Kích thước của hồng cầu quá lớn không thể di chuyển vào trong mạch máu.

  • Mắc bệnh về  đường tiêu hóa: Có thể kể đến như hội chứng kém hấp thu, viêm gan, bệnh tá tràng, bệnh dạ dày.
  • Mắc bệnh về tuyến tụy: Khối u tăng trưởng, bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp tính – mãn tính hoặc tái phát.
  • Mắc bệnh về nội tiết: Một số vấn đề liên quan tới nội tiết như bệnh tuyến tụy, bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận làm gia tăng nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ.
  • Nhiễm virus: Liên quan tới các bệnh về khoang miệng, SARS, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng…
  • Nguyên nhân khác: Yếu tố di truyền, cơ thể trẻ phản ứng với vắc xin, sử dụng kháng sinh liều cao, nhiễm giun, lưỡi bị tổn thương….

Triệu chứng nấm lưỡi bản đồ thường gặp

Phần lớn, phụ huynh và trẻ nhỏ đều không chú ý tới sự phát triển và diễn biến của bệnh. Chỉ khi bé được khám nha sĩ hoặc khám răng theo định kỳ mới phát hiện mình mắc bệnh. Nhiều trẻ lớn hơn có thể phát hiện nấm bản đồ ở lưỡi thông qua việc kiểm tra trước gương hoặc vệ sinh răng miệng.

Trên lưỡi xuất hiện những đốm hồng, đỏ đa dạng về hình dáng và kích thước
Trên lưỡi xuất hiện những đốm hồng, đỏ đa dạng về hình dáng và kích thước

Các triệu chứng chính của nấm lưỡi bản đồ ở trẻ thường gồm có:

  • Trên lưỡi xuất hiện các mảng trắng xám
  • Các khu vực biểu mô bị sưng lên
  • Xuất hiện những đốm hồng, đỏ đa dạng về hình dáng và kích thước
  • Các khu vực bị nấm có xu hướng bị bong tróc, có các nhú mọc lên như nấm, kèm theo các đốm đỏ xuất hiện ở nhiều phần khác nhau ở lưỡi.

Bên cạnh đó, bé còn có thêm một số triệu chứng đi kèm khác như sau:

  • Khi nói luôn thấy khó chịu
  • Cảm nhận vị giác khi ăn uống thay đổi
  • Lưỡi tăng thêm độ nhạy cảm
  • Sức khỏe bị suy giảm
  • Khi ăn và nuốt thức ăn đều cảm thấy khó khăn
  • Hạch bạch huyết ở liền kề tăng lên
  • Đau đầu, tê buốt, ngứa, nóng rát
  • Lưỡi tăng kích thước do bị bong vảy, xuất hiện các ổ viêm.

Trẻ em sẽ có cảm nhận đặc biệt đối với lưỡi của mình. Một số trường hợp sẽ cảm thấy căng thẳng, lo lắng khiến tình trạng bệnh nặng hơn. ½ trường hợp trẻ bị nấm lưỡi bản đồ có hiện tượng lưỡi thay đổi hình dạng ban đầu, nứt lưỡi, bề mặt lưỡi xuất hiện nếp nhăn.

Nấm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không?

Với câu hỏi viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không? Chúng tôi xin giải đáp như sau:

Viêm lưỡi bản đồ thực tế là một bệnh khá lành tính, bệnh không hề gây ra biến chứng và nguy hiểm ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với một số trường hợp tình trạng viêm bị nhiễm trùng sẽ khiến cảm thấy khó chịu, đau rát ở lưỡi, đi kèm với đó là chán ăn dẫn tới cơ thể suy nhược.

Để tránh được những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé, phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện, phòng khám uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám đưa ra các chẩn đoán và hướng điều trị kịp thời giúp bé loại bỏ khó chịu nhanh chóng.

Hình ảnh nấm lưỡi bản đồ

Để nhận biết dễ dàng bệnh nấm lưỡi bản đồ, bạn có thể theo dõi một số hình ảnh sau đây:

Hình ảnh về nấm lưỡi bản đồ
Hình ảnh về nấm lưỡi bản đồ
Nấm lưỡi bản đồ cần được điều trị kịp thời
Trên lưỡi xuất hiện mảng trắng xám

Cách điều trị nấm lưỡi bản đồ như thế nào?

Mặc dù nấm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu muốn hạn chế tái phát có thể xảy ra thì bạn cũng cần biết cách chăm sóc hợp lý. Sau đây sẽ là một số phương pháp giúp điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ hiệu quả mà đơn giản.

Vệ sinh lưỡi sạch sẽ

Quá trình vệ sinh lưỡi mỗi ngày có tác dụng việc loại bỏ vi khuẩn,  mảng bám trên lưỡi và tránh hiện tượng bội nhiễm. Bên cạnh đó, việc này còn có tác dụng giúp tránh bệnh tái phát lại nhiều lần.

Các mẹ cần rửa tay sạch sẽ, đeo gạc rơ lưỡi. Sau đó rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng. Khi thực hiện tuyệt đối không chà xát mạnh quá. Thực hiện trong thời gian từ 1 đến 2 phút. Mỗi ngày làm 2 -3 lần. Chỉ cho bé ăn sau khi rơ lưỡi 30 phút. Các mẹ cần chọn loại gạc răng miệng có tẩm chống nấm, kháng khuẩn để việc vệ sinh lưỡi diễn ra hiệu quả hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong chế độ dinh dưỡng, phụ huynh cần cho bé ăn một số loại thức ăn lỏng và mềm như sữa, sinh tố, cháo. Các thực phẩm này sẽ giúp tránh được việc lưỡi bị tổn thương niêm mạc. Bên cạnh đó, không được cho trẻ ăn các thực hiện quá mặn, nóng, cay, chua vì sẽ khiến lưỡi bị kích ứng, gây ra đau và xót.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lý

Trong hoa quả, rau xanh có chứa hàm lượng vitamin B và vitamin C dồi dào. Nó có tác dụng trong việc tăng cường sức đề kháng để chống lại nấm, virus, vi khuẩn. Hãy bổ sung một số thực phẩm sau trong chế độ ăn của bé như đu đủ, quýt, cam, dâu tây, bông cải xanh, kiwi, cà chua, bơ, chuối, bí đỏ, khoai lang, rau dền…

Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp trẻ có hiện tượng tưa miệng, lưỡi sưng viêm, đau rát nhiều dẫn tới bỏ bú, bỏ ăn lúc này cần cho sử dụng thêm thuốc giảm đau như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, naproxen… Hãy nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để việc giảm đau cho bé diễn ra an toàn, tránh tác dụng phụ.

Xem thêm: Tìm hiểu nhanh 5 nhóm thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ

Sử dụng thuốc kháng sinh

Với trường hợp viêm lưỡi bản đồ mãn tính, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại kháng sinh. Một số loại được chỉ định gồm có Cephalexin, Penicillin, Nystatin… có tác dụng hạn chế viêm nhiễm và giúp tình trạng bệnh nhanh khỏi. Khi dùng thuốc tuyệt đối chú ý không được lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh quá mức vì có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới nấm lưỡi bản đồ. Đây là bệnh lành tính, không có tính di truyền nhưng cũng cần phải chú ý tới việc chăm sóc, vệ sinh lưỡi sạch sẽ để tình trạng nhanh khỏi và tránh tái phát.

Đừng bỏ qua:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tưa miệng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Tưa miệng khi mang thai: tổng quan về triệu chứng và cách điều trị

Mang thai làm cho sức khoẻ của nhiều chị em mất kiểm soát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như tưa...

Nhổ răng sữa lung lay
Nhổ răng sữa lung lay: Nên hay không nên nhổ? 

Răng sữa bắt đầu phát triển từ khi còn là phôi thai và thường xuất hiện khoảng 6 tháng sau sinh. Vì xuất hiện rất...

Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không?
Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Nguyên nhân và hướng giải quyết

Bé bắt đầu 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, nhưng rất nhiều trường hợp bé mọc răng muộn tới tháng...

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trồng răng
Giá Trồng Răng Có Đắt Không? Làm Sao Để Tiết Kiệm Tối Ưu Chi Phí?

Ở thời điểm hiện tại trồng răng giả là biện pháp cứu cánh tốt nhất cho những người không may bị mất răng. Trên thị...

Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém gây ra hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng ở trẻ em: Tìm hiểu nhanh nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Chứng hôi miệng ở trẻ em là mối lo lắng của khá nhiều các bậc phụ huynh. Đây là đối tượng dễ mắc chứng hôi...

Top 9 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Uy Tín TPHCM Bạn Nên Tới
Top 12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Uy Tín TPHCM Bạn Nên Tới

Trồng răng Implant là phương pháp được nhiều người lựa chọn thời gian gần đây bởi tính hiệu quả trong việc phục hồi khả năng...

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Quy trình nhổ răng sữa chi tiết với 5 bước cơ bản
Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền? Quy trình chi tiết

Nhổ răng sữa cho trẻ là một thao tác đơn giản, nhưng cũng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên...