Hỏi Đáp

Hôi miệng ở trẻ em: Tìm hiểu nhanh nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Chứng hôi miệng ở trẻ em là mối lo lắng của khá nhiều các bậc phụ huynh. Đây là đối tượng dễ mắc chứng hôi miệng nhất vì các bé vẫn chưa ý thức tới việc tự làm sạch và chăm sóc răng miệng của mình. Vậy nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng ở trẻ như thế nào là hợp lý?

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em

Bệnh hôi miệng ở trẻ em thường do các nguyên nhân sau đây gây nên:

Chứng hôi miệng do thói quen

Đây là thủ phạm hàng đầu khiến cho hơi thở của các bé có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, nếu bị có thói quen thở bằng miệng hoặc nghẹt mũi sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội phát triển dẫn tới mùi khó chịu. Nhiệm vụ của nước bọt đó là làm ẩm, làm sạch khoang miệng.

Nếu như nước bọt không đủ sẽ làm cho tế bào chết tích tụ lại, thiếu nước bọt, oxy khiến cho hơi thở càng thêm nặng mùi. Bên cạnh đó, với bé hay ngậm đồ chơi, mút tay cũng có nguy cơ bị khô miệng cao hơn.

Quá trình làm sạch răng miệng kém

Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém gây ra hôi miệng ở trẻ em
Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém gây ra hôi miệng ở trẻ em

Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém khiến cho thức ăn thừa còn đọng lại ở kẽ răng khó trôi đi. Theo thời gian, nó sẽ tích tụ và tạo ra vi khuẩn. Nếu không được loại bỏ, vi khuẩn sẽ tấn công men răng và nướu và gây ra hôi miệng ở trẻ nhỏ.

Đa phần các bé chưa thể tự ý thức trong việc vệ sinh răng miệng nên đây là nguyên nhân rất phổ biến.

Trong mũi có dị vật

Không ít trẻ em thường hay nhét các vật thể nhỏ như đồ chơi, hạt đỗ… vào bên trong mũi. Điều đó khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương, bội nhiễm xảy ra là nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em hình thành.

Mắc bệnh viêm nhiễm

Một số chứng bệnh như trào ngược dạ dày, viêm xoang, viêm amidan, dị ứng thời tiết thường khiến hơi thở các em nhỏ có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, một số bệnh như viêm xoang cấp tính, tiểu đường, viêm nướu cũng làm bệnh tăng lên. Nhiều trẻ em bị viêm đường tiết niệu còn có triệu chứng nướu sưng đỏ, lở miệng, hơi thở có mùi.

Bệnh lý răng miệng

Hiện tượng hôi miệng ở trẻ em do sâu răng gây ra thường chiếm tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, một số các bệnh về răng miệng khác như viêm tủy, viêm lợi, áp xe răng, cao răng, lệch khớp cắn… Tất cả cũng tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công làm hơi thở của các bé có mùi.

Hiện tượng hôi miệng ở trẻ do sâu răng gây ra thường chiếm tỉ lệ cao
Hiện tượng hôi miệng ở trẻ do sâu răng gây ra thường chiếm tỉ lệ cao

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nếu cho bé ăn các thực phẩm có chứa mùi như tỏi, hành tây. Khi vào trong cơ thể, các phần tử trong thực phẩm này sẽ di chuyển từ máu rồi tới phổi để bài tiết qua hơi thở. Do đó, khi thở ra sẽ có mùi hôi. Thêm nữa, các thực phẩm như phô mai, thịt ăn quá nhiều cũng khiến tình trạng thêm phần trầm trọng hơn.

Cách điều trị hôi miệng ở trẻ em như thế nào mới hiệu quả?

Để cải thiện triệu chứng hôi miệng ở trẻ em, trước tiên phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu để có phương án chữa trị hợp lý. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để tiêu diệt mùi hôi khó chịu ở trẻ:

Bài thuốc dân gian chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em

Các bài thuốc dân gian được đánh giá là rất lành tính, sử dụng những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn.

Sử dụng mật ong

Để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ với mật ong, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Súc miệng với mật ong: Cho 2 muỗng cà phê mật ong hòa với 1 cốc nước ấm, kết hợp thêm 1 muỗng nhỏ bột quế. Sử dụng nước này cho bé súc miệng vào thời điểm buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện khoảng 1 tuần triệu chứng sẽ hết.
  • Đánh răng bằng mật ong: Sau mỗi bữa ăn, buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ hãy cho bé đánh răng với mật ong. Bạn cần chú ý để bé thực hiện thật đúng cách, chải răng đều từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và đặt bàn chải khoảng 45 độ so với răng. Với những em nhỏ chưa thể đánh răng, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này hòa với nước ấm để rơ lưỡi và miệng cho bé.

Xem thêm: 3 cách trị hôi miệng bằng gừng siêu đơn giản có thể áp dụng ngay!

Sử dụng mật ong trị hôi miệng hiệu quả
Sử dụng mật ong trị hôi miệng hiệu quả

Sử dụng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm được biết tới là nguyên liệu có tác dụng trong việc sát khuẩn, loại bỏ nhanh vi khuẩn bên trong khoang miệng. bên cạnh đó, hương thơm của nó cũng khá nhẹ dịu rất phù hợp sử dụng cho trẻ nhỏ.

Để áp dụng cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi bằng tinh dầu tràm, bạn chỉ cần nhỏ 1 đến 2 giỏ nguyên liệu này vào bàn chải cho bé đánh mỗi ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng tinh dầu tràm hoặc nước cốt bạc hà pha với nước ấm cho bé súc miệng đều tốt.

Chanh tươi

Chanh có chứa hàm lượng axit khá cao nên giúp làm sạch khoang miệng, chữa hôi miệng rất tốt. Bạn có thể pha nước cốt chanh kết hợp với mật ong cho bé uống mỗi ngày hoặc súc miệng. Thực hiện liên tục sẽ giúp loại bỏ mùi hôi và hơi thở trở nên thơm mát hơn.

Rau mùi tàu

Cách trị hôi miệng cho bé 1 tuổi với rau mùi tàu thường được đánh giá lành tính, an toàn với trẻ nhỏ. Hãy sử dụng 1 nắm rau mùi tàu đem rửa sạch, sau đó sắc với nước cho đặc cùng chút muối.

Sử dụng nước này để làm sạch khoang miệng cho bé hoặc súc họng trong ngày nhiều lần. Áp dụng trong vòng 5 đến 6 ngày triệu chứng hôi miệng sẽ hết.

Cách trị bệnh hôi miệng ở trẻ em tại nha khoa

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao? Với những bé miệng có mùi hôi do mắc phải các bệnh lý liên quan tới răng miệng thì phụ huynh cần đưa bé tới gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ thực hiện kiêm tra, tìm hiểu nguyên nhân và có các phương án cụ thể như sau:

  • Cao răng tích tụ quá nhiều trên nướu và chân răng sẽ thực hiện lấy cao răng để loại bỏ tác nhân gây mùi và vi khuẩn.
  • Hôi miệng nguyên nhân do sâu răng, nha sĩ sẽ thực hiện bít lỗ sâu và hàn trám.
Cho bé tới gặp nha sĩ để thực hiện lấy cao răng
Cho bé tới gặp nha sĩ để thực hiện lấy cao răng

Hướng dẫn phòng tránh hôi miệng ở trẻ nhỏ

Để trẻ nhỏ không bị chứng hôi miệng ghé thăm, phụ huynh cũng cần phải chú ý một số điều sau đây:

Hình thành thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé từ sớm
Hình thành thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé từ sớm
  • Hình thành thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé từ sớm. Hãy lựa chọn cho bé loại bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ, kem đánh răng loại có chứa thành phần florua. Các động tác thực hiện phải đúng cách, hãy cho bé đánh răng cùng trong thời gian đầu để khích lệ và hướng dẫn bé thực hiện cho đúng chuẩn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở trên kẽ răng.
  • Cần đảm bảo bé uống đủ nước để tránh miệng bị khô.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé thật hợp lý bằng việc bổ sung những loại khoáng chất, vitamin, chất xơ qua rau xanh, trái cây. Bên cạnh đó cần hạn chế để bé uống nước có gas, bánh kẹo, thực phẩm gây ra mùi.
  • Sau 6 tháng phải đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để dễ dàng phát hiện, có phương án điều trị các bệnh lý liên quan tới răng miệng cho phù hợp nhất.
  • Tùy vào từng độ tuổi mà phương pháp chữa hôi miệng cũng sẽ khác nhau. Phụ huynh cần đảm bảo cho bé áp dụng khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng và có tham khảo ý kiến bác sĩ tránh trường hợp gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới hôi miệng ở trẻ em và cách khắc phục. Khi thấy trẻ nhỏ có triệu chứng miệng có mùi hôi, phụ huynh không nên lơ là và chủ quan. Hãy xem xét mức độ và điều trị kịp thời nhất!

Gợi ý hữu ích:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thực phẩm có chứa chất xơ có tác dụng trong việc loại bỏ mảng bám
Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì để hồi phục nhanh?

Viêm lợi là dạng bệnh lý xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, chăm sóc răng không đúng cách, khiến cho lợi sưng đỏ, răng...

Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Những năm tháng đầu đời của trẻ, thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Vậy trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng...

[Xem Ngay] Top 8 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Trả Góp TPHCM 
[Xem Ngay] Top 8 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Trả Góp TPHCM 

Trồng răng Implant trả góp TPHCM nên tới đâu là thắc mắc chung của rất nhiều người có nhu cầu sử dụng dịch vụ này....

viêm nha chu
Viêm Nha Chu Là Gì, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng phổ biến hiện nay. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở bất cứ người...

Trồng răng sứ cố định duy trì trọn đời trong khoang miệng mà không cần phải phục hình lại
Trồng Răng Sứ Cố Định Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc?

Nhu cầu trồng răng sứ để có được hàm răng trắng sáng, thon gọn, đẹp như ý ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy...

Dán sứ Veneer có tốt không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện
Dán sứ Veneer có tốt không? Chia sẻ nha khoa thú vị

Hiện nay dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ mới cho răng đang được nhiều người đánh giá cao. Vậy theo các chuyên gia...

thun niềng răng
Thun niềng răng là gì? Có những loại nào phổ biến?

Thun niềng răng còn có tên gọi khác là thun liên hàm. Trong chỉnh nha, đây là dụng cụ thiết yếu được sử dụng trong...

niềng invisalign
Niềng Invisalign là gì? Có ưu, nhược điểm như thế nào?

Niềng Invisalign còn có tên gọi khác là niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được khá nhiều người lựa...