Hỏi Đáp

Sâu răng số 5 nguy hiểm không? Giải pháp điều trị sâu răng số 5

Sâu răng vốn là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng và lứa tuổi nào. Tuy nhiên có những vị trí răng đặc biệt nên triệu chứng và giải pháp riêng. Điển hình là sâu răng số 5, cần có những lưu ý khi điều trị sâu răng. Để tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.

Răng số 5 là gì? Vị trí và vai trò của răng số 5

Răng số 5 có vị trí rất đặc biệt và đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc nhai, cắn thức ăn. Vì vậy việc răng số 5 bị sâu ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ về bản chất của răng số 5.

Răng số 5 là răng nào? Sâu răng số 5 là gì?

Theo y học, răng số 5 được gọi là răng tiền hàm thứ 2 và đảm nhận nhiều chức năng nhai quan trọng của cả hàm. Về hình dáng, răng số 5 có hình như mũ nấm và có các rãnh trên răng. Kích thước răng số 5 ở mức trung bình, thuôn dài.

Bản chất của quá trình sâu răng là việc hư hại răng do vi khuẩn có hại phân hủy đường từ các mảng bám tạo ra nhiều axit bào mòn răng. Đó là nguyên nhân của hiện tượng sâu răng. Tình trạng này cũng xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn có hại  và axit tấn công lớp men răng, răng mất khoáng và bị hư hại. Vì răng số 5 đảm nhiệm chức năng nhai quan trọng nên các mảng bám cũng tập trung vào răng số 5 nhiều hơn. Do đó không làm sạch đúng cách sẽ tăng nguy cơ bị mắc sâu răng số 5.

Vị trí răng số 5

Răng tiền hàm số 5 là chiếc răng hàm nhỏ thứ 2 nằm giữa răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm lớn số 6. Nếu đếm theo phương pháp của y khoa, vị trí của răng số 5 nằm ở vị trí thứ 5 tính từ răng cửa giữa vào trong.  Kích thước răng số 5 nhỏ hơn răng số 6, 7, 8 nhưng lại giữ vai trò quan trọng nhất trong việc nhai thức ăn của cả hàm.

Tổng số răng của người bình thường là 32 chiếc. Trong đó răng số 5 chiếm 4 chiếc, phân bố đều 4 góc ở cung hàm, bao gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Cụ thể các vị trí của răng số 5 trên 1 hàm răng:

  • Răng số 5 thứ nhất: Răng thứ 15 (răng số 15), nằm ở cung hàm trên, bên phải
  • Răng số 5 thứ hai: Răng thứ 25 (răng số 25), nằm ở cung hàm trên, bên trái.
  • Răng số 5 thứ ba: Răng thứ 35 (răng số 35), nằm ở cung hàm dưới, bên trái.
  • Răng số 5 thứ tư: Răng thứ 45 (răng số 45), nằm ở cung hàm dưới, bên phải.
Vị trí của răng số 5 trên cung hàm
Vị trí của răng số 5 trên cung hàm

Cấu tạo răng số 5

Cũng giống với cấu tạo các răng khác trong khoang miệng, răng số 5 gồm phần chân răng, thân răng và cổ răng (tính từ dưới lên). Dù vị trí ở hàm trên hay hàm dưới thì răng số 5 chỉ có duy nhất 1 chân răng. Theo các nghiên cứu y khoa, răng số 5 có 1 – 2 tủy răng tùy theo vị trí của răng số 5. Để xác định có bao nhiêu ống tủy và vị trí chính xác của từng ống tủy, nha sĩ sẽ chụp phim X – quang để đưa ra chẩn đoán.

Vai trò của răng số 5

Với hình dáng lập phương và rìa răng rất sắc, răng số 5 đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Tuy không có bề mặt nhai lớn như các răng hàm số 6, 7, 8 nhưng răng số 5 cắn xé thức ăn nhỏ để răng hàm nhai dễ dàng. Các răng kết hợp nhịp nhai nhai nhuyễn thức ăn giúp bao tử giảm lực co bóp và hấp thụ dinh dưỡng vào ruột tốt hơn.

Răng số 5 có thay không?

Câu trả lời cho thắc mắc này là răng sữa số 5 có thay và không mọc thêm lần nào nữa. Răng số 5 mọc khi trẻ 2 – 3 tuổi. Và theo quy luật thay răng sữa, răng số 5 cũng sẽ thay khi trẻ 10 – 12 tuổi hoặc có thể 13 – 14 tuổi. Việc thay răng số 5 sẽ phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của từng trẻ. Răng số 5 thay cũng phụ thuộc vào vị trí của từng răng, cụ thể:

  • Răng số 5 hàm trên: thay trước, khi bé 10 – 12 tuổi
  • Răng số 5 hàm dưới: thay muộn hơn, khi bé 11 – 12 tuổi.

Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn

Nguyên nhân sâu răng số 5

Sâu răng là tình trạng hư hại răng miệng thường gặp, không loại trừ đối với răng số 5. Cũng như các nguyên nhân gây sâu răng thường, răng số 5 bị sâu cũng do những lý do sau:

Hoạt động của vi khuẩn

Hoạt động của những vi khuẩn có hại là nguyên nhân chính khiến bất cứ ai cũng dễ bị sâu răng số 5. Vi khuẩn có hại sẽ phân hủy đường ở trên mảng bám răng, từ đó tạo ra lượng lớn axit tác động vào răng và bào mòn lớp men răng.

Hơn nữa, răng số 5 có vai trò cắn xé thức ăn trước khi chuyển để răng hàm nhai. Do đó khả năng thức ăn bị mắc vào răng rất cao và khó vệ sinh. Nếu không vệ sinh kỹ kẽ răng, vụn thức ăn tích tụ ngày càng nhiều. Theo thời gian, hình thành mảng bám và thậm chí là cao răng, rất khó làm sạch. Đây là môi trường để các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ, tấn công răng số 5. Đó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng miệng này.

Do kết cấu răng

Nếu kết cấu chung cả hàm của bạn đều đặc, không bị sứt mẻ hay khiếm khuyết thì khả năng bị sâu răng rất thấp. Nếu răng bạn mọc không đều, đặc biệt là vị trí răng số 5 thì nguy cơ sâu rất cao. Quá trình cắn xé thức ăn ở răng số 5 liên tục hàng ngày. Nếu ở khu vực răng số 5 bị mọc lệch, mọc chen chúc thì qua quá trình cắn thức ăn, dễ tổn thương mô nướu. Từ đó là cơ hội để vi khuẩn tấn công vào răng, gây sâu răng.

Chăm sóc răng số 5 không đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Nếu khu vực răng số 5 không được vệ sinh sạch càng tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công gây sâu răng. Theo chỉ định của nha sĩ, ở khu vực răng số 5 bạn nên vệ sinh kỹ bằng chỉ nha khoa và tăm nước chuyên dụng. Việc này giúp ngăn chặn hình thành mảng bám. Mọi thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày đều có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp gây sâu răng số 5.

Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống là nguyên nhân gây sâu răng
Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống là nguyên nhân gây sâu răng

Sâu răng hàm là gì? Cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả nhất

Dấu hiệu sâu răng số 5

Sâu răng số 5 rất nguy hiểm vì nằm ở vị trí đặc biệt. Do đó điều cần thiết là theo dõi các dấu hiệu để nhận biết răng sâu số 5 ngay từ thời điểm mới bắt đầu.

Hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất khi bị sâu răng số 5. Do thói quen lười vệ sinh răng miệng mà hình thành nhiều mảng bám, tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại hoạt động. Lúc này răng của bạn đã bắt đầu bị tổn thương, các vi khuẩn trú ngụ trong kẽ răng số 5 gây mùi khó chịu trong khoang miệng và hơi thở. Với vai trò thường xuyên cắn thức ăn, kẽ răng số 5 sẽ có nguy cơ mắc thức ăn nhiều.Do đó khi răng có nguy cơ tổn thương sẽ gây mùi càng khó chịu.

Hơi thở có mùi là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý răng miệng
Hơi thở có mùi là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý răng miệng

Xuất hiện đốm trắng đục

Các đốm trắng đục xuất hiện là dấu hiệu thứ 2 chứng tỏ bạn đang ở giai đoạn sâu răng đầu tiên. Lúc này vi khuẩn xâm nhập bào mòn khoáng chất của răng, gây tổn thương răng. Thông thường khi sâu răng ở giai đoạn đầu thì những đốm trắng khá mờ, khó phát hiện. Tuy nhiên dấu hiệu này lại thể hiện khá rõ ràng ở trường hợp sâu răng số 5.

Nguyên nhân do răng số 5 nhai, cắn thức ăn nhiều nên bề mặt sẽ hình thành nhiều mảng bám làm nơi trú ngụ cho các ổ vi khuẩn. Do đó dấu hiệu này bạn hoàn toàn có thể phát hiện bằng mắt thường khi quan sát kỹ.

Xuất hiện lỗ đen nhỏ trên răng

Khi bề mặt răng bạn xuất hiện những lỗ đen nhỏ chứng tỏ sâu răng đã tiến triển đến một giai đoạn mới. Vi khuẩn đã trực tiếp tấn công vào ngà răng nên lỗ đen li ti xuất hiện rõ ràng. Không chỉ với răng sâu số 5 mà ở bất cứ vị trí răng nào cũng nhìn rõ được dấu hiệu này. Tuy nhiên răng số 5 sẽ xuất hiện các lỗ đen nhỏ với mật độ dày hơn.

Răng nhạy cảm

Ở giai đoạn này, vi khuẩn gây sâu răng tấn công lan sâu hơn, thậm chí tới lớp ngà sâu của răng. Điều này khiến các dây thần kinh trong răng cũng bị ảnh hưởng dẫn đến xảy ra quá trình dẫn truyền được các tín hiệu đau do tổn thương về thần kinh trung ương. Đó là lý do bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau.

Đặc biệt ở vị trí răng số 5, quá trình cắn xé thức ăn diễn ra thường xuyên hơn, giữ vai trò chính trong cả hàm răng. Nên khi tiếp xúc với thức ăn quá cứng, nóng hay lạnh sẽ cảm nhận được rõ ràng cảm giác ê buốt kéo dài. Theo thời gian, các cơn đau cũng thường xuyên hơn. Thậm chí khi không chịu tác động cũng gây đau đớn.

Sâu răng viêm xoang có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào?

Các giải pháp điều trị sâu răng số 5

Sâu răng số 5 khá nguy hiểm vì ở vị trí đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, cắn thức ăn. Do đó ngay từ khi phát hiện dấu hiệu sâu răng đầu tiên cần có phương án điều trị kịp thời.

Tái khoáng

Nếu răng sâu số 5 ở giai đoạn đầu thì giải pháp tái khoáng sẽ điều trị khá hiệu quả. Lúc này men răng chỉ vừa mới bị tổn thương do axit ăn mòn. Bạn nên cân nhắc vừa bù đắp fluoride cho răng bằng cách sử dụng nguồn nước và kem đánh răng chứa nhiều fluoride. Hoặc có thể bôi trực tiếp fluoride dạng gel, bọt lên phần chân răng số 5 đang bị tổn thương. Ở giai đoạn đầu nếu có hướng điều trị sớm, sẽ tránh những nguy hại mà sâu răng số 5 gây ra.

Trám răng

Trám răng cũng là một hình thức điều trị trường hợp sâu răng số 5. Để ngăn ngừa triệt để nguy cơ sâu răng tái phát lại, bác sĩ sẽ loại bỏ phần bị sâu, làm sạch rồi trám bít lại bằng vật liệu nha khoa. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn cảm giác ê buốt, ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng lan rộng. Từ đó giúp bảo tồn chân răng.

Bọc răng sứ

Đối với giai đoạn sâu răng đã tiến triển nhưng chưa vào tới tủy thì bọc răng sứ là cách để kiểm soát tốt nguy cơ vi khuẩn lan rộng.Bạn có thể lựa chọn bọc răng bằng những phục hình inlays, onlays hay overlays bằng sứ,…

Bọc mão răng

Bọc mão răng là phương pháp phủ kín vật liệu nha khoa lên toàn bộ phần sâu răng số 5. Nếu các lỗ sâu lớn, lan rộng, răng số 5 sẽ yếu đi nhiều. Khi đó dễ dẫn đến tình huống xấu nhất là mất răng vĩnh viễn. Để ngăn chặn tình huống xấu nhất, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn bọc mão răng, đảm bảo được độ bền chắc của chân răng số 5, không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện chức năng nhai.

Lấy tủy răng

Khi sâu răng số 5 đã nghiêm trọng đến giai đoạn phần sâu ăn vào tủy thì bệnh nhân cần tiếp nhận liệu trình điều trị lấy tủy răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành khoan một lỗ nhỏ để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị tổn thương. Sau đó làm sạch sâu khoang tủy và trám bít lỗ khoang tủy. Đây là giải pháp cuối cùng để điều trị sâu răng mà vẫn bảo tồn được chân răng.

Top 8 cách trị sâu răng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Nhổ răng sâu số 5 được không? Nhổ răng số 5 có ảnh hưởng gì không?

Việc bị sâu răng số 5 rất nguy hiểm, dễ xảy ra biến chứng và ảnh hưởng nhiều tới chức năng nhai. Do đó có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc nhổ răng sâu số 5. Sau đây là những thông tin nhất định bạn cần biết về việc nhổ răng số 5.

Nhổ răng sâu số 5 được không?

Trong trường hợp răng sâu quá nặng, khó phục hồi và gây ra đau đớn liệu có thể nhổ răng sâu số 5 được không? Về nguyên tắc y khoa, bác sĩ cần đưa ra những giải pháp điều trị chuyên sâu để bảo tồn được phần chân răng. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng với răng số 5 mà với tất cả các vị trí răng.

Nhưng nếu không còn phương án để phục hồi răng số 5 bị sâu, bệnh nhân bắt buộc phải nhổ răng sâu số 5. Răng sâu số 5 được chỉ định có thể nhổ khi:

  • Răng số 5 bị sâu nghiêm trọng, tổn thương lan sâu vào tủy răng.
  • Răng sâu số 5 bị nhiễm trùng, ảnh hưởng tới chức năng nhai.
  • Răng sâu số 5 sau điều trị trám răng nhưng vẫn tổn thương, thậm chí vị vỡ, lung lay răng.
Quá trình nhổ răng phải có sự chỉ định của nha sĩ
Quá trình nhổ răng phải có sự chỉ định của nha sĩ

Quy trình nhổ răng số 5

Quá trình nhổ răng số 5 rất nhanh, không gây đau đớn do chỉ có 1 – 2 ống tủy tùy vị trí rắng. Kích thước răng số 5 cũng ở mức trung bình nên không gây khó khăn quá cho quá trình nhổ. Việc nhổ răng sâu số 5 phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình, có gây tê cục bộ tại vị trí răng số 5. Tuy nhiên, cảm giác ê ẩm, hơi đau vẫn xuất hiện sau 2 – 3 ngày. Khi đó chỉ cần có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận sẽ rất nhanh hồi phục.

Nhổ răng sâu số 5 có ảnh hưởng gì không?

Đây chắc chắn là vấn đề được những bệnh nhân sâu răng số 5 cực kỳ quan tâm. Răng số 5 giữ vai trò quan trọng trong việc cắn, nhai thức ăn. Do đó khi nhổ bỏ hoàn toàn răng sâu số 5 sẽ có những ảnh hưởng nhất định:

  • Hạn chế chức năng nhai: Lúc này ở vị trí răng số 5 là khoảng trống nên việc cắn, xé nhỏ thức ăn trước khi nhai bị hạn chế hơn. Bạn có thể cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu vì thức ăn không được nhai nhuyễn như bình thường.
  • Khi ăn, thức ăn dễ mắc vào khoảng trống, tồn đọng lại nếu không được vệ sinh đúng cách.
  • Các răng xung quanh có nguy cơ mọc lấn sang phần trống dẫn đến răng xô lệch.
  • Có thể ảnh hưởng đến phát âm.
  • Xương hàm ở vị trí răng số 5 tiêu biến theo thời gian, dễ kéo theo biến chứng lão hóa sớm.

Biện pháp khắc phục ảnh hưởng nhổ răng sâu số 5

Việc nhổ răng sâu số 5 có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nên thật sự cần biện pháp để khắc phục hiệu quả.

Làm cầu răng

Cầu răng sứ là giải pháp khắc phục chức năng nhai khi bị mất 1 răng hoặc vài răng cạnh nhau. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật mài cạnh của 2 răng bên cạnh răng số 5 đã mất để làm trụ đặt cầu răng sứ gồm ít nhất 3 mão răng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi 2 răng bên cạnh răng số 5 phải khỏe mạnh để mão răng sứ được bền vững.

Cầu răng là giải pháp khắc phục sau khi nhổ răng số 5
Cầu răng là giải pháp khắc phục sau khi nhổ răng số 5

Trồng răng implant

Đây có lẽ là giải pháp hoàn hảo nhất để cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng nhai sau khi nhổ bỏ răng sâu số 5. Phương pháp này áp dụng công nghệ hiện đại để cấy ghép, phục hình khu vực răng số 5 đã bị nhổ. Bác sĩ dùng trụ Titanium làm chân răng nhân tạo để cắm chặt vào xương hàm. Sau một thời gian, trụ sẽ dần tương thích với phần xương hàm nâng đỡ ở vị trí răng số 5. Khi đó tiến hạnh đặt mão vĩnh viễn.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là tách riêng biệt với các răng lân cận. Việc xâm lấn sang các răng xung quanh như phương pháp cầu răng sứ sẽ không đảm bảo được độ bền vững lâu dài.

Giải pháp ngừa sâu răng số 5

Sâu răng số 5 rất nguy hiểm và có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng không mong muốn. Những thông tin dưới đây sẽ chia sẻ với bạn về giải pháp phòng ngừa:

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng đúng cách là yêu cầu quan trọng nhất để phòng ngừa sâu răng. Với đặc điểm thực hiện chức năng nhai chính nên thức ăn dễ mắc vào kẽ răng số 5. Từ đó đề cao vấn đề vệ sinh khoa học với răng miệng. Cụ thể:

  • Đánh răng đều đặn và đúng hướng dẫn của nha sĩ.
  • Lựa chọn bàn chải phù hợp.
  • Dùng chỉ nha khoa và tăm nước để vệ sinh kẽ răng số 5, ngăn ngừa mảng bám hình thành
  • Dùng nước súc miệng chứa fluoride để ngừa tình trạng men răng bị thiếu hụt khoáng chất.

Điều chỉnh chế độ ăn

Răng số 5 giữ vai trò chính trong việc cắn, xé thức ăn để hỗ trợ việc nhai của răng hàm. Do đó nguy cơ bị sâu răng rất cao do hình thành mảng bám. Các bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi chế độ ăn. Bạn nên tránh ăn những đồ cứng, thức ăn quá cay nóng, nhiều đường,… để tránh tổn thương đến răng số 5 cũng như toàn bộ các răng khác trong hàm. Đồng thời, duy trì thói quen uống nhiều nước để cân bằng độ pH, tránh tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng tấn công men răng.

Khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ là thói quen cần duy trì để ngăn ngừa được nguy cơ gây sâu răng. Việc thăm khám và cạo vôi răng đúng kỳ hạn giúp khoang miệng được loại bỏ mảng bám, ngăn vi khuẩn và các axit tấn công vào lớp men răng. Đồng thời cũng giúp phát hiện dấu hiệu mắc bệnh sớm nhất để điều trị kịp thời.

Sâu răng số 5 ảnh hưởng nhiều tới vấn đề ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Điều quan trọng nhất để tránh được những rủi ro không mong muốn là phát hiện sớm các dấu hiệu. Đồng thời, chủ động tìm hiểu các giải pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn không chỉ duy trì được răng số 5 khỏe mạnh mà còn cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe răng miệng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Việc nhổ răng sẽ khó tránh được chảy máu và gây đau
Nhổ răng sữa mọc lệch: Thực hiện đúng thời điểm và đúng cách

Đối với trẻ nhỏ, những chiếc răng đầu tiên xuất hiện là thời điểm vô cùng nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu răng sữa bị mọc...

Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất
Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất

Dịch vụ niềng răng trả góp không còn quá xa lạ với những khách hàng mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, chắc khỏe...

Niềng răng
Niềng Răng Giá Bao Nhiêu? Quy Trình, Phương Pháp Phổ Biến

Trong số những phương pháp chỉnh nha hiện nay, thì niềng răng được đánh giá là hình thức an toàn, hiệu quả cao nhất, không...

tưa lưỡi
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tưa lưỡi. Bệnh lý này nếu không được...

Viêm nướu răng nên ăn gì để giảm bớt sự khó chịu?

Viêm nướu răng là bệnh lý về răng miệng gây ra khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Nếu không có phương án điều trị...

Dr Thái Nguyễn Smile Niềng Răng Tốt Không? Chuyên Môn Thế Nào?

Bác sĩ Thái niềng răng (Dr Thái Nguyễn Smile) được đánh giá là gương mặt nổi tiếng trong giới nha khoa. Hàng loạt các thông...

Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý xảy ra do răng số 8 mọc khi ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi
Viêm lợi trùm có mủ có biểu hiện gì? Cách điều trị thế nào?

Viêm lợi trùm có mủ là một dạng bệnh lý về răng miệng gây ra viêm nhiễm. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp...

Răng trẻ mọc lẫy sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi
Răng trẻ mọc lẫy nguy hiểm thế nào? Phương pháp giải quyết tốt nhất

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, các bé trong độ tuổi thay răng có 70% gặp phải hiện tượng răng...

ReviewNK