Sâu răng viêm xoang có dấu hiệu gì? Cách điều trị thế nào?
Sâu răng viêm xoang chủ yếu xảy ra ở người lớn với các triệu chứng điển hình như mất ngủ, nhức đầu, đau họng, hôi miệng, giọng nói khàn, sốt cao… gây tác động tiêu cực đến hệ hô hấp. Thậm chí, dịch mủ của bệnh còn chảy từ xoang xuống miệng, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như viêm họng, viêm amidan, cùng nhiều bệnh lý khác.
Tại sao bệnh sâu răng gây viêm xoang?
Có không ít người vẫn cho rằng viêm xoang do dị ứng của cơ thể với môi trường, lớp niêm mạc đường hô hấp suy yếu, khả năng đề kháng suy giảm… Tuy nhiên, đây là thông tin thiếu chính xác, bởi sâu răng hàm cũng chính là nguyên nhân khiến xoang viêm nhiễm, đau nhức.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm xoang và sâu răng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cấu tạo của hệ thống xoang, xoang hàm trên có sự liên kết đặc biệt với xương hàm trên và răng hàm trên.
Thậm chí, răng số 3, 4, 5 còn có phần chân chui sâu xuống mặt dưới của xoang. Cũng bởi chân răng hàm trên nằm gần xoang nên khi những chiếc răng này bị sâu nặng, gây đau đớn thì cũng kéo theo cơn đau nhức của xoang. Nguy hiểm hơn, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra và làm cho bệnh nhân đau nhức dữ dội. Vì vậy, sâu răng gây viêm xoang là hoàn toàn có căn cứ.
Ngoài ra, sâu răng viêm xoang là mối quan hệ hai chiều, bởi bệnh lý hô hấp này cũng có thể gây tác động ngược trở lại với các vấn đề răng miệng. Theo đó, khi viêm xoang nặng mà không được điều trị cũng có thể khiến dịch mủ theo lỗ thông đi xuống khoang miệng và khiến hơi thở bị “rau mùi”. Do vậy, biện pháp tốt nhất để loại bỏ các triệu chứng này là điều trị triệt để cả sâu răng và viêm xoang.
Top 8 cách trị sâu răng cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Đối tượng dễ bị sâu răng viêm xoang hàm
Xoang hàm là tổ chức xương nằm quanh mắt và hai bên má, tất cả được bao phủ bởi lớp niêm mạc lót trong. Khi lớp niêm mạc này bị viêm nhiễm do bệnh sâu răng sẽ được gọi là viêm xoang hàm. Theo các nha sĩ, những đối tượng dễ bị viêm xoang do bệnh sâu răng gồm:
- Bệnh nhân bị sâu răng, cuống răng đã bị nhiễm khuẩn: Viêm quanh cuống răng khi không được điều trị có thể gây nên nhiều biến chứng tại chỗ như áp xe, hoại tử tủy khiến bệnh nhân khó chịu và kéo theo các cơn đau nhức của xoang.
- Bệnh nhân tai biến sau khi nhổ răng: Nếu bệnh nhân nhổ răng tại cơ sở không đảm bảo, dụng cụ không được vô trùng, việc cầm máu không tốt… có thể gây ra tai biến đáng tiếc. Từ đó, nguy cơ bệnh về răng gây viêm xoang là rất cao.
- Người có răng khôn mọc ngầm: Những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hàm khi bị sâu có thể gây viêm nhiễm, hình thành mủ và dẫn tới viêm xoang.
- Bệnh nhân nha chu nhổ răng sai cách: Răng sâu không được nhổ đúng cách và không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây viêm nhiễm, từ đó dẫn tới viêm xoang.
- Người có thói quen nghiến răng: Thói quen nghiến răng lâu ngày có thể gây mòn răng, làm răng không còn chắc khỏe, dễ bị sâu răng. Khi sâu răng không được chữa trị sớm thì việc bệnh nhân đau nhức xoang rất dễ xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết
Sâu răng ảnh hưởng đến hàm khiến bệnh nhân bị đau nhức âm ỉ ở vùng mặt và hai bên má, vùng mũi, vùng trán. Đồng thời, mũi chảy mủ, hơi thở có mùi hôi tanh khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh nhân sâu răng viêm xoang cũng có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Đau nhức đầu
- Sốt cao
- Mất ngủ, trằn trọc khó ngủ
- Cơ thể suy kiệt, luôn cảm thấy mệt mỏi
- Nước mũi có màu vàng, chảy ra nhiều
- Miệng hôi, mùi tanh như mủ
- Tai bị đau nhức
- Họng đau
- Tiếng nói khàn đặc.
Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng rất điển hình. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà sâu răng viêm xoang sẽ gây ra dấu hiệu riêng biệt, để được chẩn đoán chính xác, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra.
Sâu răng số 5 nguy hiểm không? Giải pháp điều trị sâu răng số 5
Biện pháp điều trị sâu răng viêm xoang
Nếu sâu răng dẫn đến viêm xoang, người bệnh buộc phải điều trị tủy, thậm chí là nhổ bỏ răng sâu để ngăn chặn cơn viêm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát triệu chứng đau nhức, giảm bớt sự mệt mỏi cho cơ thể. Cụ thể như sau:
Điều trị tủy bảo tồn hoặc nhổ bỏ răng
Khi răng sâu ở mức độ nặng sẽ gây đau nhức khó chịu cho người bệnh, kéo theo đó là bệnh viêm xoang. Lúc này, để ngăn chặn cơn viêm, loại bỏ triệu chứng khó chịu người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một trong các biện pháp sau:
- Điều trị tủy bảo tồn răng: Được áp dụng khi răng đã hỏng tủy nhưng chân răng, bề mặt răng vẫn chắc khỏe. Lúc này, răng bị sâu được lấy hết tủy chết và thay thế bằng tủy nhân tạo. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và ngăn chặn vi khuẩn tái xâm nhập, bệnh nhân có thể được tư vấn bọc chụp răng.
- Nhổ bỏ: Trường hợp răng sâu không thể bảo tồn, viêm nhiễm lan rộng và gây hoại tử chân răng, nướu thì bệnh nhân buộc phải nhổ bỏ. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và điều kiện tài chính của người bệnh bác sĩ sẽ tư vấn việc trồng răng giả.
Sử dụng thuốc Tây
Trong trường hợp liên tục bị các cơn đau nhức “hành hạ”, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm nhiễm gây ra bởi vi khuẩn, phổ biến nhất là Amoxicillin, thuốc thuộc nhóm Cephalosporin… Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh thường kéo dài từ 3-28 ngày tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Mặt khác, loại thuốc được chỉ định, thời gian dùng, liều lượng cụ thể ở mỗi người cũng khác nhau.
Mặc dù các loại thuốc kháng sinh đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh cũng cần chú ý không lạm dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để tránh những rủi ro đáng tiếc.
- Thuốc giảm đau
Để loại bỏ cảm giác căng tức khó chịu ở bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị sâu răng viêm xoang phổ biến là Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen,…
- Thuốc kháng histamin
Một số loại thuốc kháng histamin có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng. Nhờ vậy mà các triệu chứng sưng, đau tại hốc xoang được cải thiện đáng kể. Phổ biến nhất là Levocetirizine, Cetirizine, Fexofenadine…
- Thuốc thông mũi
Kèm theo thuốc kháng sinh, giảm đau, bệnh nhân cũng có thể được kê thêm thuốc thông mũi nhằm làm loãng dịch nhầy, ngăn chặn tình trạng nghẹt mũi.
ĐỌC NGAY:
Một số biện pháp tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể tham khảo một vài mẹo dân gian. Dưới đây là một vài gợi ý người bệnh có thể áp dụng:
- Tinh dầu hoa khuynh diệp hoặc oải hương: Hai loại tinh dầu này giúp loại bỏ cảm giác căng tức, tắc nghẽn tại hốc xoang. Bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị một bát nước nóng, sau đó nhỏ vào vài giọt tinh dầu rồi đưa lại gần mũi để xông.
- Sử dụng trà gừng và mật ong: Sự kết hợp của hai nguyên liệu này giúp chống viêm và kháng khuẩn cực tốt. Chúng có tác dụng tiêu diệt và loại bỏ hết những vi khuẩn gây viêm xoang. Khi các triệu chứng đau nhức vùng mặt và má, bệnh nhân có thể uống một cốc trà gừng pha mật ong, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngoài hai bài thuốc dân gian trên, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau tại nhà:
- Dùng máy phun sương tạo ẩm trong phòng ngủ hoặc phòng làm việc, điều này giúp hạn chế sự kích thích ở niêm mạc xoang.
- Sử dụng nhiệt ấm bằng cách đem khăn mặt nhúng vào nước ấm và vắt kiệt, sau đó đặt lên mũi để làm loãng đờm, cảm giác nghẹt mũi do viêm xoang cũng được cải thiện.
Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn
Bị sâu răng gây viêm xoang nên làm gì?
Khi phát hiện bị sâu răng, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không nên vì e ngại mà để răng sâu kéo dài rồi dẫn đến viêm xoang.
Trường hợp sâu răng đã tiến triển nặng và gây viêm xoang thì người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:
- Uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn, cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi xoang.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tốt nhất nên ngủ đủ giấc để thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.
- Ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu chất béo no, đường vì chúng có thể làm viêm nhiễm ở hốc xoang thêm trầm trọng. Thay vào đó, cần tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Nếu bị bệnh sâu răng nhẹ, cần điều trị ngay để tránh gây ảnh hưởng đến xoang.
- Nếu phát hiện bệnh đã gây viêm xoang, cần chủ động đến chuyên khoa tai mũi họng của các bệnh viện để thăm khám và điều trị.
- Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ với kem đánh răng chứa thành phần flour ít nhất 2 lần/ngày.
- Khi đã gặp biến chứng viêm xoang, tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc xịt mũi vì có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc.
Sâu răng viêm xoang khi được điều trị sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy, khi nhận thấy bị đau răng dai dẳng, sốt cao… người bệnh nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế. Tuyệt đối không nên chủ quan để sâu răng kéo dài dẫn đến viêm xoang cùng nhiều vấn đề hô hấp khác.
XEM THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!