Hỏi Đáp

Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm thực hiện như thế nào? 

Thơm là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Đây là loại trái cây chứa nhiều nước, vị ngọt đậm, mùi thơm dễ chịu. Tuy nhiên, nhiều người ăn quá nhiều thơm sẽ bắt gặp hiện tượng bị tưa lưỡi gây ra khó chịu. Vậy cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm như thế nào mới hiệu quả? 

Vì sao ăn thơm lại gây tưa lưỡi?

Thơm hay còn được biết đến với tên gọi là quả dứa. Đây là một trong những loại quả yêu thích của nhiều người. Hiện nay, trái thơm có mặt tại các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nếu ai đã ăn trái thơm đều trải qua cảm giác bị tưa lưỡi, hay còn được biết với tên gọi là rát lưỡi. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người.

Nhiều người ăn thơm có hiện tượng bị tưa lưỡi
Nhiều người ăn thơm có hiện tượng bị tưa lưỡi

Theo các chuyên gia nhận định, trong trái thơm có chứa chất bromelain. Đây là một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm. Enzyme bromelain nằm tập trung trong lõi và vỏ dứa.

Mặc dù Enzyme này rất tốt đối với sức khỏe nhưng nếu tiếp xúc với lớp da nhạy cảm và xung quanh miệng sẽ làm phân hủy các protein. Từ đó gây ra hiện tượng đau rát lưỡi. Tưa lưỡi không gây nguy hại đáng kể cho cơ thể, nhưng lại khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm hiệu quả

Mặc dù tưa miệng, tưa lưỡi không phải là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nếu để lâu sẽ gây ra những khó chịu cho người bệnh. Việc áp dụng cách trị ăn thơm bị tưa lưỡi sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ triệu chứng nhanh chóng.

Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm sống

Đối với trái thơm sau khi gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ bạn hãy chuẩn bị một chậu nhỏ nước muối, rồi ngâm miếng thơm vào trong đó. Cách này sẽ làm men phân giải protein bị ức chế. Nó sẽ giúp bạn không bị tưa lưỡi sau khi ăn dứa.

Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm đơn giản
Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm đơn giản

Trong nước muối có tác dụng giảm niêm mạc lưỡi và miệng. Nó khiến cho trái thơm ăn càng có cảm giác ngọt đậm đà hơn. Bạn nên nhớ ngâm miếng thơm trong chậu nước muối khoảng 10 phút là có thể vớt ra, để ráo nước và ăn được ngay nhé.

Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm xào, nấu canh

Khi sử dụng dứa để chế biến những món nấu, xào bạn cũng cần chú ý tới công đoạn sơ chế. Công đoạn gọt vỏ, sắt sâu, bỏ mắt, rửa dứa cũng phải tráng qua nước muối.

Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm này cộng thêm nhiệt độ cao khi nấu cũng có tác dụng ngăn chặn hiện tượng dị ứng. Trong trường hợp nếu gia đình có người mẫn cảm với dứa như trẻ em, người già thì bạn cần thực hiện cách này để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm với thảo dược tự nhiên

Đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu sau đây để súc miệng cũng giúp tình trạng tưa lưỡi được cải thiện nhanh chóng:

  • Nước muối: Trong thành phần của nước muối có chứa kháng khuẩn, có tác dụng loại bỏ mảng bám và các hợp chất của dứa bên trong khoang miệng. Hãy sử dụng 1 muỗng muối nhỏ pha cùng 1 cốc nước ấm. Sử dụng nước này súc miệng trong vòng 1 phút, sau đó nhổ ra rồi tráng miệng với nước ấm. Thực hiện vài lần triệu chứng sẽ hết.
  • Chanh tươi: Chanh tươi là nguyên liệu có chứa vitamin C dồi dào và axit giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh. Bạn sử dụng nước cốt chanh tươi, trộn cùng chút muối. Sử dụng nước này súc miệng cũng có hiệu quả tương tự.
Súc miệng với nước chanh giúp giảm triệu chứng tưa lưỡi
Súc miệng với nước chanh giúp giảm triệu chứng tưa lưỡi

Khi nào cần phải tới gặp bác sĩ?

Thực tế cho thấy trường hợp bị dị ứng dứa khá hiếm. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nó sẽ không xảy ra. Nếu trong quá trình ăn dứa, bạn có hiện tượng tê miệng hoặc các bất thường khác như ngứa, phát ban, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, sưng lưỡi, ngứa lưỡi, khó thở… hãy tới ngay cơ sở y tế được được thăm khám nhanh chóng.

Các chuyên gia cũng nhận định, với người nhạy cảm với cao su thường có nguy cơ bị dị ứng với dứa. Trong dứa có chứa protein sẽ gây ra phản ứng chéo đối với những người này.

Xem thêm: Bệnh nấm lưỡi bản đồ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị triệt để

Một số lưu ý khi ăn trái thơm

Bên cạnh cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm ở trên, trong khi ăn bạn cũng cần chú ý một số điều sau đây:

  • Bạn nên lựa chọn những trái thơm tươi ngon và còn lành lặn, không bị dập nát.
  • Khi gọt trái thơm phải gọt sạch lớp vỏ bên ngoài và nhớ bỏ hết mắt.
  • Sau khi gọt xong, hãy ngâm thơm vào nước muối trong khoảng 10 phút. Điều này nhằm mục đích loại bỏ hết những chất gây ra tưa lưỡi.
  • Đối với những người bị chảy máu cam, sốt xuất huyết, gặp phải vết thương nặng, phụ nữ bị băng huyết tốt nhất không nên ăn dứa.
  • Trong lúc bụng đói không nên ăn quá nhiều, nếu thèm quá nên ăn một miếng nhỏ. Trong trái thơm có chứa axit hữu cơ và bromelin sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày tạo cảm giác nôn nao, rất khó chịu.
  • Chọn những quả dứa chín vàng để ăn sống. Còn những quả dưa xanh chỉ nên xào nấu, và chế biến món ăn.
Khi gọt trái thơm phải gọt sạch lớp vỏ bên ngoài và nhớ bỏ hết mắt.
Khi gọt trái thơm phải gọt sạch lớp vỏ bên ngoài và nhớ bỏ hết mắt.

Hy vọng với những thông tin trên, đã giúp bạn biết được vì sao ăn trái thơm lại gây ra vấn đề về lưỡi, cũng như biết cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm để thoải mái thưởng thức loại trái cây yêu thích.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Công nghệ chế tác đạt chuẩn quốc tế tại ViDental
Nha Khoa ViDental – Sở hữu công nghệ chế tác răng sứ hàng đầu Việt Nam

Để có thể kiến tạo cười theo cách hoàn hảo nhất, mang đến những mẫu răng sứ thẩm mỹ tự nhiên như răng thật, độ...

Trồng răng sứ vĩnh viễn mang đến hàm răng thẩm mỹ, bền chặt lâu dài
Trồng Răng Sứ Vĩnh Viễn Là Gì? Phân Loại, Giá Thành, Địa Chỉ Uy Tín

Với những người mất răng, trồng răng sứ vĩnh viễn là giải pháp vô cùng hữu ích để sở hữu hàm răng thẩm mỹ và...

Trồng răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào bác sĩ thực hiện
Trồng Răng Sứ Có Đau Không? Kinh Nghiệm Chăm Sóc Răng Miệng Tốt

Trồng răng sứ có đau không là một trong những mối lo lắng của nhiều bệnh nhân đang có nhu cầu phục hình thẩm mỹ...

NHIỀU HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA TẠI LỄ RA MẮT DENTAL GROUP – TẬP ĐOÀN NHA KHOA VIỆT NAM

Sáng ngày 20/03/2024, Lễ ra mắt Hệ sinh thái Dental và Quỹ đầu tư Nha khoa Quốc tế Dental Capital đã diễn ra thành công...

Dán sứ Veneer có tốt không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện
Dán sứ Veneer có tốt không? Chia sẻ nha khoa thú vị

Hiện nay dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ mới cho răng đang được nhiều người đánh giá cao. Vậy theo các chuyên gia...

Bệnh hôi miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hơi thở có mùi
Bệnh Hôi Miệng Do Đâu? Cách Trị Hơi Thở Có Mùi Hiệu Quả

Hôi miệng, miệng hôi thối là tình trạng thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng hơi thở “rau mùi” sẽ làm...

Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bị ê răng sau khi trám
Lý giải nguyên nhân và cách khắc phục ê buốt răng sau khi trám chi tiết 

Trám răng được biết tới là phương pháp giúp loại bỏ những khuyết điểm tồn tại trên răng. Tuy nhiên, một số người lại bị...

Bệnh sún răng ở trẻ em và những điều cha mẹ nhất định phải biết
Bệnh Sún Răng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cha Mẹ Cần Phải Biết

Sún răng đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở những trẻ từ 1-3 tuổi. Không ít phụ huynh lầm tưởng cho rằng...

ReviewNK