Hỏi Đáp
Tiêu chuẩn AIFC là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho cơ sở nha khoa, đánh giá một nha khoa chất lượng một cách toàn diện. AIFC là tên viết tắt đại diện cho 4 tổ chức lớn, có hệ thống tiêu chuẩn cho nha khoa được nhiều đơn vị trên thế giới áp dụng để vận hành một cơ sở nha khoa an toàn, chất lượng, bao gồm:..

Tưa miệng khi mang thai: tổng quan về triệu chứng và cách điều trị

Mang thai làm cho sức khoẻ của nhiều chị em mất kiểm soát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như tưa miệng. Vậy tưa miệng khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không và cách cải thiện như thế nào mời bạn đọc tham khảo các thông tin sau.

Tưa miệng khi mang thai là gì, có gây nguy hiểm cho mẹ và bé hay không?

Tưa miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm Candida albicans ở miệng và phát triển vượt mức kiểm soát của niêm mạc miệng. Candida vốn là một loại vi sinh vật thường trú trong miệng nhưng bình thường chúng không phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng khó chịu. Nhưng khi có bầu, đề kháng của chị em phụ nữ thường bị ảnh hưởng dễ tạo điều kiện cho chúng phát triển gây tưa miệng.

Tưa miệng khi mang thai không dễ lây lan và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, bất kỳ bệnh lý nào mắc phải trong thời gian mang thai đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tưa miệng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Tưa miệng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Tưa miệng nếu không chữa dứt điểm sớm mà để bệnh phát triển nghiêm trọng có thể tấn công vào màng ối gây ra tình trạng viêm màng ối cấp, lâu dần sẽ dẫn tới vỡ màng ối. Nguy hiểm hơn cả là tưa lưỡi do nấm Candida lây nhiễm ngược dòng sang các bộ phận khác, sẽ gây xuất huyết, chảy máu trong và chuyển dạ sớm dẫn tới sinh non.

Khi mẹ bầu chuyển dạ mà vẫn đang nhiễm nấm lưỡi, tưa miệng thì em bé sinh ra có thể bị lây khuẩn nấm từ mẹ. Bé sẽ dễ mắc các bệnh như nấm da, mốc da, nấm lưỡi, nấm mắt, nấm miệng ở trẻ,…

Toàn bộ quá trình tư vấn, thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đến từ các quốc gia có nền thẩm mỹ phát triển với HƠN 15 NĂM kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe răng miệng, có đầy đủ kiến thức, chuyên môn được chứng nhận bởi các Hiệp hội nha khoa danh tiếng...

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tưa miệng khi mang thai

Tưa miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể bà bầu. Do đó mẹ bầu cầm nắm chắc các nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng đặc trưng để dễ dàng phân biệt và sớm có cách cải thiện.

Nguyên nhân gây tưa miệng ở phụ nữ mang thai

Bệnh tưa miệng khi mang thai thông thường chỉ có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bà bầu bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật có lợi trong cơ thể. Những bệnh và tình trạng cơ thể sau có thể làm cho mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng nấm miệng gây tưa miệng:

  • Thay đổi nội tiết tố.
  • HIV/AIDS.
  • Đái tháo đường.
  • Nhiễm trùng âm đạo do nấm men.
  • Sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài hoặc dùng với liều cao.
  • Bị bệnh hen suyễn phải hít thuốc Corticosteroid để điều trị.
  • Đeo răng giả hoặc tác động mạnh đến niêm mạc miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Bị khô miệng.
  • Hút thuốc.
  • Hóa trị hoặc xạ trị trước đó để điều trị ung thư

Dấu hiệu nhận biết tưa miệng

Tưa miệng có khá nhiều các triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết. Theo thống kê, có khoảng 20 – 30% chị em mang thai mắc phải nấm miệng, đó là lý do trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ có khá nhiều thay đổi về nội tiết tố.

Một số biểu hiện của bà bầu bị tưa lưỡi, tưa miệng
Một số biểu hiện của bà bầu bị tưa lưỡi, tưa miệng

Ngoài thay đổi nội tiết và những tổn thương miệng có màu trắng đặc biệt, mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng sau:

  • Khó khăn khi ăn, đau bất thường trong quá trình nhai thức ăn.
  • Dễ kích động và cáu kỉnh.
  • Lưỡi có màu đỏ ran bất thường, bị nứt hoặc ngứa.
  • Bong da hoặc bong tróc trên phần ngoài môi sẫm màu hơn, mốc trắng tròn xung quanh miệng lưỡi.
  • Đau như dao đâm sâu bên trong miệng, mặt lưỡi.

Trong các trường hợp tổn thương nặng, các vết tưa có thể lan xuống thực quản – phần ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày gây ra nấm thực quản. Nếu nấm thực quản xảy ra, mẹ bầu có thể rất đau khi nuốt hoặc cảm thấy thức ăn, nước uống như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.

Xem thêm:

Cách khắc phục tưa lưỡi cho mẹ bầu

Tưa miệng có thể gây ra nhiều biểu hiện vô cùng khó chịu, vậy mẹ bầu bị tưa miệng phải làm sao? Mẹ bầu có thể tham khảo một trong các giải pháp sau:

Dùng thuốc

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn cho phụ nữ mang thai bị nhiễm Nấm Candida một số thuốc dạng đặt hoặc kem bôi, ít khi sử dụng thuốc dạng uống để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc an toàn thường được chỉ định như Miconazole hay Clotrimazole. Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên và liều dùng phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.

Tuy nhiên, một số thuốc trị tưa lưỡi như Fluconazol, Metronidazol và các kháng sinh Griseofulvin, Nystatin lại chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, vì vậy để tránh tất cả các sai sót có thể xảy ra, mẹ bầu nên đi khám trực tiếp, không tự ý mua thuốc về dùng để được điều trị thành công, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Cải thiện chất lượng sinh hoạt cá nhân

Ngoài điều trị bằng các biện pháp y tế đúng đắn, mẹ bầu cần kết hợp với các biện pháp cải thiện chất lượng sinh hoạt. Điển hình như:

  • Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày để loại bỏ nguồn thức ăn của khuẩn nấm phát triển.
  • Hãy sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn, nước muối sinh lý một lần hoặc hai lần một ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh nhất.
  • Đến gặp nha sĩ thường xuyên., đặc biệt là mẹ bầu có bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng răng giả.
  • Hạn chế lượng đường và các chất men trong khẩu phần ăn như các thực phẩm: bánh mì, bia, rượu vang,… vì có thể làm tăng sinh sự phát triển nấm miệng gây tưa miệng, bị tưa lưỡi,…
Về sinh răng miệng sạch sẽ thường thuyên để bảo vệ niêm mạc miệng
Về sinh răng miệng sạch sẽ thường thuyên để bảo vệ niêm mạc miệng

Thực hiện đúng liều lượng thuốc đúng chỉ định và áp dụng đúng những lời khuyên về chế độ sinh hoạt cá nhân sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại sức khỏe, đánh bay các biểu hiện tưa miệng khó chịu và tránh được các tác hại ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.

Lưu ý phòng tránh và chống tái phát bệnh tưa lưỡi

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị cải thiện bệnh, phòng bệnh tưa miệng và chống bệnh tái phát cho bà bầu cũng rất quan trọng. Nhờ đó, mẹ bầu và gia đình có thể chủ động loại bỏ các tác nhân gây hại đến sức khỏe thai phụ, tạo môi trường tốt nhất cho bé phát triển. Cách phòng bệnh tưa miệng khi mang thai hiệu quả tốt nhất đó là:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên, hằng ngày, nhất là sau khi ăn để hạn chế cặn thức ăn bám ở kẽ răng, tạo điều kiện cho nấm miệng phát triển.
  • Sử dụng nước muối sinh lý 0,9 % hoặc nước ấm để làm sạch vùng miệng.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh “ao tù nước đọng”, nhiệt độ ẩm thấp sinh ra vi khuẩn có hại.
  • Điều trị dứt điểm, tránh để khuẩn nấm tưa miệng lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh đẻ.
  • Dùng thuốc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng các loại thuốc liều quá cao (hoặc dùng loại nồng độ cao, dùng vượt liều) để ngăn ngừa suy giảm đề kháng làm bệnh tái phát.
  • Hạn chế thơm, hôn để tránh lây nhiễm sang người khác.
  • Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng nấm men âm đạo cần điều trị bệnh dứt điểm trước để loại bỏ các triệu chứng nấm miệng và tránh di truyền sang cho bé.

Mặc dù tưa miệng khi mang thai không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng để lâu bệnh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để ngăn chặn các nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra, chị em phụ nữ phải luôn theo dõi và quan sát biểu hiện của cơ thể để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Cùng chuyên mục:

Khách hàng sở hữu thẻ ViDental Standard có quyền truy cập thông tin thăm khám tại nha khoa, yêu cầu hỗ trợ ngay cả khi hoàn thiện dịch vụ và có quyền khiếu nại nếu phát hiện sai sót trong quá trình thăm khám. Đối với các vấn đề phát sinh,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trồng răng sứ Titan vừa an toàn vừa đáp ứng tính thẩm mỹ
Trồng Răng Sứ Titan: Ưu, Nhược Điểm, Quy Trình Và Cách Chăm Sóc

Hiện nay có rất nhiều loại răng bọc sứ khác nhau, có thể kể đến một số loại như: Răng sứ kim loại, răng sứ...

[Góc giải đáp] Bị sâu răng có thi quân đội được không?
[Góc Giải Đáp] Bị Sâu Răng Có Thi Quân Đội Được Không?

Bị sâu răng có thi quân đội được không là câu hỏi được nhiều phụ huynh và thí sinh đặt ra. Đây là tâm lý...

Nha Khoa Kim: Review Chi Tiết Về Chất Lượng Dịch Vụ Và Bảng Giá
Nha Khoa Kim: Review Chi Tiết Về Chất Lượng Dịch Vụ Và Bảng Giá

Nha khoa Kim là một trong những hệ thống nha khoa lớn và hiện đại hàng đầu hiện nay. Khi đến đây, khách hàng sẽ...

Răng sâu bị lồi thịt là gì? Làm sao để điều trị dứt điểm?
Răng Sâu Bị Lồi Thịt Là Gì? Làm Sao Để Điều Trị Dứt Điểm?

Răng sâu bị lồi thịt là trạng thái nghiêm trọng khi người bệnh để răng sâu nặng mà không có biện pháp chữa trị. Lúc...

sâu răng cửa
Sâu Răng Cửa: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Hiện nay, 90% dân số trên thế giới mắc bệnh sâu răng. Sâu răng có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên hàm...

Cách sử dụng miếng trắng răng Crest 3D rất đơn giản
Cách Sử Dụng Miếng Dán Trắng Răng 3D Crest Đơn Giản, An Toàn

Hiện nay có rất nhiều người đang sử dụng miếng dán tẩy trắng răng 3D Crest White để mong muốn sở hữu một hàm răng...

Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất
Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất 

Mặc dù thăm khám tổng quát, điều trị bệnh hay thẩm mỹ răng miệng cũng đều cần đến tay nghề cao của bác sĩ ở...

Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào chất lượng và nguồn gốc của nó
Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu? Ưu điểm của dán sứ Veneer

Hiện nay để thay đổi hàm răng có nhiều nhiều khuyết điểm, mọi người thường tìm đến phương pháp dán sứ Veneer. Tuy nhiên nhiều...