Hỏi Đáp
Tiêu chuẩn AIFC là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho cơ sở nha khoa, đánh giá một nha khoa chất lượng một cách toàn diện. AIFC là tên viết tắt đại diện cho 4 tổ chức lớn, có hệ thống tiêu chuẩn cho nha khoa được nhiều đơn vị trên thế giới áp dụng để vận hành một cơ sở nha khoa an toàn, chất lượng, bao gồm:..

Hậu quả khi nhổ răng sữa còn sót chân răng và cách xử lý

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng không hiếm gặp khi phụ huynh tự nhổ cho bé tại nhà hoặc bé tự nhổ. Nếu không khắc phục ngay, bé có thể bị viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến răng vĩnh viễn tại vị trí đó.

Nhận biết dấu hiệu sót chân răng khi nhổ răng sữa

Răng sữa của bé bắt đầu mọc lên từ khoảng 6 tháng tuổi và cho đến khi 5, 6 tuổi bắt đầu được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Giai đoạn thay răng của bé khá nhạy cảm và cần cha mẹ chú ý tới việc chăm sóc răng miệng của con nhiều hơn.

Nhiều cha mẹ tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà hoặc khuyến khích bé tự nhổ mà không tới phòng khám nha khoa dẫn đến một số trường hợp không mong muốn, điển hình là nhổ răng sữa còn sót chân răng.

Nguyên nhân chính của việc nhổ răng sữa vẫn còn chân răng là do thao tác nhổ răng sai kỹ thuật. Thông thường, răng sữa của bé đến một giai đoạn nhất định sẽ tự lung lay do răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, đẩy vào chân răng sữa làm cho nó lung lay, tiêu biến chân.

Răng sữa có thể tự rụng mà không cần tác động lực kéo nào cả. Nhưng không ít trường hợp răng sữa không thể tự lung lay được hoặc lung lay nhưng không đủ để tự rụng. Lúc này việc nhổ răng sai kỹ thuật, sai cách sẽ dễ dàng làm sót lại 1 phần chân răng trong hốc răng.

Toàn bộ quá trình tư vấn, thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đến từ các quốc gia có nền thẩm mỹ phát triển với HƠN 15 NĂM kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe răng miệng, có đầy đủ kiến thức, chuyên môn được chứng nhận bởi các Hiệp hội nha khoa danh tiếng...

Không phải ai cũng ngay lập tức phát hiện được tình trạng nhổ răng sữa sót chân mà có thể đến khi răng vĩnh viễn mọc chèn lên mới biết được. Để kịp thời khắc phục tình trạng này thì sau khi nhổ răng cho bé tại nhà, cha mẹ nên quan sát cả chiếc răng nhổ ra và chỗ nướu sau khi nhổ. Nếu thấy răng không có đầy đủ chân và chỗ nướu vẫn còn sót lại mẩu trắng đục thì đó là chân răng sót lại.

nho-rang-sua-con-sot-chan-rang-1
Răng sữa sau khi được nhổ ra nếu thấy không có chân hoặc quan sát tại chỗ nướu còn vết trắng thì là chân răng sót lại.

Nhổ răng sữa vẫn còn chân răng nguy hiểm như thế nào

Mặc dù nhổ răng sữa còn sót chân răng là một dạng biến chứng không mong muốn khi nhổ răng sữa cho bé nhưng cha mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều. Đa số các trường hợp nhổ răng sữa vẫn còn chân răng sẽ tự hết đi do quá trình sinh lý tự nhiên của con người. Cụ thể, chân răng sữa sẽ tự tiêu biến hoặc trồi ra, rơi ra ngoài khi răng vĩnh viễn mọc đẩy lên. Nếu không đi kèm hiện tượng viêm hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ sau này thì đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại.

Nhưng không phải tất cả các trường hợp đều bình thường được như vậy. Theo các bác sĩ nha khoa thì tình trạng nhổ răng sữa sót chân có thể để lại hậu quả nhiễm trùng chân răng, viêm nha chu, thậm chí là nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.

Những mối nguy hiểm này có thể xảy ra khi bé bị nhổ răng còn sót chân không vệ sinh miệng sạch sẽ, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm tại chỗ, lâu ngày hình thành ổ apxe và phát triển rộng khắp hàm. Các bé có bệnh lý bẩm sinh như: tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, tiểu đường… cần đặc biệt chú ý đề phòng những nguy hiểm này.

Nhổ răng sữa còn sót chân răng phải làm sao?

Ngay khi nhận thấy cha mẹ hoặc bé tự nhổ răng sữa còn sót chân thì việc đầu tiên cần làm là đưa bé tới nha sĩ càng sớm càng tốt. Tuỳ thuộc vào tình trạng răng miệng của bé mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Chẳng hạn như:

Trường hợp nhổ răng sữa còn sót chân răng không gây đau, viêm

Thông thường bác sĩ sẽ không can thiệp mà chỉ vệ sinh lại vị trí răng mới nhổ rồi dặn dò cách chăm sóc răng miệng phù hợp. Bởi những trường hợp này chân răng sữa tự tiêu biến được không làm ảnh hưởng gì đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Trường hợp nhổ răng sữa còn sót chân răng có biến chứng

Để xác định được trường hợp nhổ răng sữa còn sót chân răng gây biến chứng, phụ huynh cần tự quan sát con mình tại nhà sau khi nhổ răng và cho đi khám khi có biểu hiện bất thường. Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua việc thăm khám bên ngoài và chụp Xquang để xem tình trạng chân răng còn sót lại như thế nào.

Với tình trạng này, bác sĩ bắt buộc phải can thiệp để xử lý tình trạng viêm. Bệnh nhi cần uống thuốc kháng sinh, kháng viêm (theo đơn của bác sĩ) và thuốc giảm đau, hạ sốt nếu có biểu hiện viêm phát sốt. Trong trường hợp bé bị đau ở vị trí chân răng còn sót lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cần thiết phải làm thủ thuật đào chân răng sữa ra ngoài và xử lý ổ viêm.

Sau khi điều trị, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi tình trạng của bé, nếu tái diễn viêm, sốt cao, khó chịu, đau, khó ăn uống thì cần tái khám ngay.

răng sữa nhổ còn sót chân
Biến chứng viêm, sưng đau hoặc apxe sau khi nhổ răng sữa còn sót chân răng

Lưu ý quan trọng khi thực hiện nhổ răng sữa

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là biến chứng không mong muốn khi nhổ răng sữa chưa lung lay tại nhà cho bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề chăm sóc răng miệng cho bé trong giai đoạn thay răng để đảm bảo hỗ trợ bé nhổ răng sữa đúng thời điểm, bảo vệ răng miệng chắc khỏe và có hàm răng đẹp trong tương lai.

Bình thường các bé bắt đầu có hiện tượng lung lay và thay răng sữa từ 5 – 6 tuổi trở đi. Răng sữa sẽ lung lay trong khoảng 10 – 15 ngày là có thể tự rụng hoặc nhổ ra bằng lực kéo nhẹ. Phần lớn các trường hợp có thể tự nhổ răng sữa lung lay tại nhà một cách an toàn theo hướng dẫn sau đây:

Các bước tự nhổ răng sữa tại nhà cho bé

  • Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó đeo găng tay y tế
  • Bước 2: Dùng 1 miếng gạc y tế nhỏ, vừa đủ để cầm vào chiếc răng lung lay
  • Bước 3: Tác động lực vừa phải, vừa xoắn nhẹ 2 bên vừa kéo chiếc răng ra
  • Bước 4: Ngay lập tức ấn 1 miếng bông y tế vào vị trí vừa nhổ răng để bé cắn lại cầm máu
  • Bước 5: Sau khoảng 5 – 10 phút không thấy máu chảy ra nữa thì bé bỏ miếng bông ra, súc miệng lại bằng nước muối ấm

Thực hiện đúng kỹ thuật tự nhổ răng sữa tại nhà sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm sau khi nhổ răng và tránh được nhổ răng sữa còn sót chân răng. Trong trường hợp bé sợ hãi, không hợp tác hoặc cha mẹ không tự tin thì nên đưa bé tới phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ nhổ răng sữa.

Xem thêm: Răng trẻ mọc lẫy nguy hiểm thế nào? Phương pháp giải quyết tốt nhất

Lưu ý chăm sóc răng miệng cho bé sau khi nhổ răng

Bên cạnh việc theo dõi sát sao quá trình thay răng của bé, cha mẹ cũng cần phải hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối trước khi đi ngủ
  • Không ăn bánh kẹo, uống nước ngọt nhiều, không cắn, nhai đồ quá cứng bằng răng đang lung lay
  • Nên hướng dẫn bé dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng sạch sẽ
  • Khuyến khích bé tự lung lay răng của mình và thường xuyên hỏi han bé về tình trạng răng sữa lung lay
  • Trước và sau mỗi lần lung lay hay sờ vào răng lung lay đều cần rửa sạch tay với nước hoặc dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vệ sinh phòng tránh viêm nhiễm

Như vậy, cha mẹ cần phải thường xuyên chú ý tới sức khỏe răng miệng của bé trong giai đoạn thay răng sữa để kịp thời xử lý các tình huống không mong muốn như nhổ răng sữa còn sót chân răng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc con nhỏ trong giai đoạn này.

Dành cho bạn:

Khách hàng sở hữu thẻ ViDental Standard có quyền truy cập thông tin thăm khám tại nha khoa, yêu cầu hỗ trợ ngay cả khi hoàn thiện dịch vụ và có quyền khiếu nại nếu phát hiện sai sót trong quá trình thăm khám. Đối với các vấn đề phát sinh,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khi nào nhổ răng sữa cho bé
Khi nào nhổ răng sữa cho bé thích hợp nhất? Lưu ý cho cha mẹ

Khi nào nhổ răng sữa cho bé là điều khiến nhiều người làm cha làm mẹ băn khoăn, chủ yếu vì không biết cách xác...

Nhổ răng sữa lung lay
Nhổ răng sữa lung lay: Nên hay không nên nhổ? 

Răng sữa bắt đầu phát triển từ khi còn là phôi thai và thường xuất hiện khoảng 6 tháng sau sinh. Vì xuất hiện rất...

Mẹo dân gian kết hợp giữa hạt tiêu đen và lá húng quế chữa sâu răng rất hiệu quả
Top 3 cách sử dụng lá húng quế chữa sâu răng hiệu quả nhất

Mẹo dân gian dùng lá húng quế chữa sâu răng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Vậy phương pháp trên...

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm
Trồng Răng Nanh Bao Nhiêu Tiền? Phương Pháp Trồng Răng Nanh

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền một cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân khi xảy ra sự...

15 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Tốt Ở TPHCM Được Đánh Giá Cao Nhất
15 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Tốt Ở TPHCM Được Đánh Giá Cao Nhất

Dịch vụ bọc răng sứ không tốn quá nhiều thời gian mà còn giúp nhiều người sở hữu hàm răng trắng đẹp, tự nhiên. Vậy...

Trồng răng giả có đau không còn tùy thuộc vào từng phương pháp
Trồng Răng Giả Có Đau Không? Nên Chọn Phương Pháp Nào Tốt?

Trồng răng giả có đau không là một vấn đề mà nhiều người đang có ý định thực hiện rất quan tâm. Thậm chí, yếu...

sún răng cửa
Sún răng cửa ở trẻ nhỏ nên xử trí như thế nào?

Sún răng cửa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là các bé đang trong nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình...

Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém gây ra hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng ở trẻ em: Tìm hiểu nhanh nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Chứng hôi miệng ở trẻ em là mối lo lắng của khá nhiều các bậc phụ huynh. Đây là đối tượng dễ mắc chứng hôi...