Bị ê răng sau khi lấy cao răng và cách khắc phục hiệu quả nhất
Lấy cao răng là một kỹ thuật có tác dụng loại bỏ các mảng bám tích tụ trên răng. Tuy nhiên, không ít người gặp phải hiện tượng bị ê răng sau khi lấy cao răng. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì, người bệnh làm thế nào để có thể khắc phục an toàn?
Nguyên nhân bị ê răng sau khi lấy cao răng
Bị ê răng sau khi lấy cao răng có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Nền răng yếu
Với người có nền răng yếu, khi lấy cao răng hoặc tác động bởi một số công cụ sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Lúc đó, chỉ cần một vài tác động dù nhỏ nhất ở bên ngoài như gió, không khí, ăn thực phẩm quá lạnh, quá nóng… cũng khiến răng ê buốt, khó chịu.
Kỹ thuật lấy cao răng
Thông thường việc lấy cao răng sẽ phải sử dụng các dụng cụ cầm tay. Do đó, quá trình này sẽ đòi hỏi nhiều tới kinh nghiệm và kỹ thuật của nha sĩ.
Với trường hợp nha sĩ chưa có trình độ cao, thực hiện ẩu hoặc thao tác mạnh tay, sử dụng dụng cụ chạm vào mảng cứng vôi răng làm men răng bị tác động. Đây là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lấy cao răng xong bị ê răng.
Mắc bệnh lý về răng miệng
Người thực hiện có thể mắc phải một số các bệnh lý về răng miệng trước đó như:
- Thiếu sản sinh men răng: Men răng được coi là lớp men màu trắng bóng nằm tại vị trí bên ngoài cùng. Men có tác dụng trong việc bao phủ toàn bộ răng và giúp răng chịu được các tác động từ kiềm axit, tính nóng của đồ ăn. Nếu men răng không thể sản sinh được có nghĩa là lớp này bị bào mòn. Cộng thêm quá trình lấy cao răng sẽ khiến tăng thêm sự ê buốt, nhạy cảm.
- Bệnh lý răng miệng: Nếu bạn bị một số bệnh về răng miệng như tụt lợi, viêm nướu lợi, răng ê buốt từ trước, viêm nha chu… Việc lấy cao răng sẽ khiến ngà răng bị lộ ra ngoài. Đây chính là tác nhân gây ra hiện tượng bị ê buốt.
- Vôi răng lâu ngày: Vôi răng được biết tới là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây nên các bệnh về răng miệng. Khi vôi răng lâu ngày bám trên nướu gây ra hiện tượng tụt nướu. Do đó, trong quá trình thực hiện kỹ thuật lấy vôi răng, những ống ngà ở khu vực tụt nướu lộ ra ngoài gây ra hiện tượng ê buốt.
Bị ê răng sau khi lấy cao răng khắc phục thế nào?
Để giảm ê buốt sau khi lấy cao răng, bạn cần thực hiện theo một số cách sau đây:
Loại bỏ nguy cơ bị ê răng sau khi lấy cao răng
Đây là nguyên tắc đầu tiên cần phải làm để giảm tình trạng ê buốt:
- Không sử dụng nước ngọt có gas vì làm tăng nguy cơ tổn thương men răng.
- Hạn chế các thực phẩm quá ngọt, cay, chua, lạnh, nóng.
- Mỗi ngày cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng 2 lần/ ngày, kết hợp súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám tích tụ trên răng miệng.
- Khi đánh răng tuyệt đối không thực hiện quá nhanh, quá mạnh, thời gian thực hiện không được dưới 2 phút.
- Lựa chọn loại bàn chải có lông mềm để tránh men răng bị tổn thương, sau 3 tháng cần phải thay bàn chải một lần.
- Ngay sau khi ăn xong không nên đánh răng ngay vì sẽ làm men răng suy yếu. Chỉ đánh sau khi ăn xong khoảng 30 phút.
- Lựa chọn loại kem đánh răng có chứa khoáng chất HAP, có tác dụng trong việc giúp nướu khỏe mạnh, giảm cảm giác ê buốt, ngăn chặn viêm nha chu, tụt nướu.
Xem thêm: Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn thì phải làm sao?
Mẹo dân gian chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng
Để loại bỏ ê buốt răng, bạn có thể sử dụng các mẹo đơn giản sau đây:
- Gừng: Gừng tươi rửa sạch, đem đập dập rồi đắp lên khu vực răng đang bị ê buốt. Để nguyên như vậy trong vòng 20 phút, triệu chứng sẽ thuyên giảm.
- Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hợp chất allicin có tác dụng trong việc giảm ê buốt rất tốt. Hãy sử dụng 1 củ tỏi, để nguyên phần vỏ đem nướng hoặc giã nát. Đắp trực tiếp vào khu vực răng bị ê buốt. Giữ nguyên trong vòng 20 phút, bạn sẽ thấy hiện tượng này dịu đi rất nhanh.
- Mật ong: Trong mật ong có chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, làm lành vết thương, giảm sưng viêm. Bạn sử dụng mật ong đem pha với chút nước ấm dùng súc miệng mỗi ngày sẽ giúp cơn ê buốt nhanh chóng biến mất.
- Trà xanh: Nguyên liệu này được sử dụng rộng rãi để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, do có tác dụng trong việc chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Để đối phó với hiện tượng bị ê buốt sau khi lấy cao răng bạn sử dụng nước trà xanh súc miệng mỗi ngày 2 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng biến mất.
Chú ý cần nhớ sau khi lấy cao răng
Để tránh hiện tượng ê buốt, đồng thời giúp răng chắc khỏe sau khi lấy cao răng bạn cần chú ý một số điều sau:
- Không hút thuốc lá vì sẽ làm tăng nguy cơ khiến răng bị xỉn màu, ố vàng. Khi đó men răng mới bị bào mòn nên dễ bị chuyển màu.
- Không tẩy trắng răng nguyên nhân là vì khi đó nướu và men răng vẫn chưa ổn định, sẽ làm tăng nguy cơ ê buốt, kích ứng lên nướu và răng nhiều hơn.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất ngọt, nhiều đường vì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu và sâu răng.
- Thời gian lấy cao răng tối thiểu nên thực hiện từ 3 đến 6 tháng/ lần, không nên thực hiện quá nhiều.
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục khi bị ê răng sau khi lấy cao răng. Nếu trong trường hợp hiện tượng ê buốt kéo dài nhiều ngày không hết bạn cần tới gặp nha sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!