Hỏi Đáp
Tiêu chuẩn AIFC là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho cơ sở nha khoa, đánh giá một nha khoa chất lượng một cách toàn diện. AIFC là tên viết tắt đại diện cho 4 tổ chức lớn, có hệ thống tiêu chuẩn cho nha khoa được nhiều đơn vị trên thế giới áp dụng để vận hành một cơ sở nha khoa an toàn, chất lượng, bao gồm:..

Sâu răng ăn thịt gà được không? – Chuyên gia tư vấn cụ thể

Thịt gà là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người thường khuyên rằng khi bị sâu răng không nên ăn thịt gà. Vậy điều này đúng hay sai, sâu răng ăn thịt gà được không?. Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi lắng nghe lời giải đáp của các chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Bị sâu răng ăn thịt gà được không? – Chuyên gia giải đáp

Rất nhiều người đã thắc mắc trước câu hỏi sâu răng ăn thịt gà được không?. Bởi theo quan niệm dân gian, người xưa cho rằng bị sâu răng không được ăn thịt gà. Do chúng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Trong khi đó, thịt gà vốn là một loại thực phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta. Chúng thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày. Loại thịt này rất giàu năng lượng, ít chất béo, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy đáp án chính xác cho câu hỏi sâu răng có được ăn thịt gà không là gì?. Mời các bạn hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này.

Sâu răng ăn thịt gà được không là thắc mắc chung của rất nhiều người
Sâu răng ăn thịt gà được không là thắc mắc chung của rất nhiều người

Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được mối liên hệ giữa thịt gà và bệnh sâu răng. Do đó, các chuyên gia khẳng định rằng quan điểm bị sâu răng không được ăn thịt gà là hoàn toàn không hợp lý. Bởi chúng không có bất kỳ căn cứ khoa học nào. Vì vậy, đáp án cho vấn đề sâu răng ăn thịt gà được không là Có. Bạn đọc hoàn toàn có thể sử dụng thịt gà khi bị sâu răng mà không phải quá lo lắng.

Thực tế, nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh sâu răng là sau khi ăn thịt gà, bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bởi thịt gà vốn có chất dính, kết cấu dạng sợi nên chúng dễ dàng bám vào các kẽ răng. Điều này sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Từ đó khiến cho vùng răng bị sâu trở nên đau nhức hơn. Vì thế, nhiều người có suy nghĩ phải kiêng ăn thịt gà (không được ăn thịt gà)

Toàn bộ quá trình tư vấn, thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đến từ các quốc gia có nền thẩm mỹ phát triển với HƠN 15 NĂM kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe răng miệng, có đầy đủ kiến thức, chuyên môn được chứng nhận bởi các Hiệp hội nha khoa danh tiếng...

Vậy sâu răng có nên ăn thịt gà không – Câu trả lời là hoàn toàn được. Với điều kiện, bạn cần đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cụ thể như đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời súc miệng bằng nước muối để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Nếu muốn ăn thịt gà khi bị sâu răng, bạn nên chọn những miếng thịt mềm. Điều này sẽ tránh cho răng phải hoạt động nhiều, gây sưng đau.

Hướng dẫn các món ăn từ thịt gà cho người bị sâu răng

Sâu răng ăn thịt gà được không – Câu trả lời là có. Vậy bệnh nhân bị sâu răng nên ăn thịt gà như thế nào cho đúng?. Khi có răng sâu, người bệnh thường được khuyên sử dụng các loại thức ăn lỏng, mềm dễ nhai nuốt. Bởi chúng sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh sâu răng nhanh chóng. Do đó, nếu bạn muốn ăn thịt gà khi bị sâu răng thì nên chế biến chúng dưới dạng cháo, súp…

Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng từ thịt gà phù hợp với những người bị sâu răng

Cháo gà rau củ

Loại cháo này là một trong những món ăn phổ biến và rất thích hợp cho người sâu răng. Các chất dinh dưỡng từ rau củ, và thịt gà sẽ gia tăng sức khỏe cho bạn. Đồng thời cải thiện tình trạng răng sâu nhanh chóng.

Những người bị sâu răng có thể ăn cháo gà rau củ
Những người bị sâu răng có thể ăn cháo gà rau củ

Nguyên liệu

  • Một con gà (khoảng 1kg)
  • Gạo nếp: 2 bát
  • Rượu trắng: ⅓ chén
  • Tỏi tây: 2 cây
  • Táo tàu: 6 quả
  • Hành lá, tỏi, gừng
  • Một vài gia vị khác

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đem hành lá, tỏi tây rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành hạt lựu; gừng cạo vỏ, đập dập. Sau đó, sát muối vào khắp con gà rồi rửa sạch để ráo nước. Vo gạo nếp, ngâm trong khoảng 1h cho nở rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Bạn cho gà vào nồi nước lớn, đổ ngập nước. Bỏ thêm các nguyên liệu tỏi tây, táo tàu, rượu trắng vào nồi đun lửa nhỏ khoảng 40 phút. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nồi áp suất để hầm gà giúp thịt mềm hơn, nhanh chín.
  • Bước 3: Khi gà đã chín, đem vớt ra để nguội bớt rồi tách riêng phần thịt và xương. Bạn xé thịt gà thành từng sợi nhỏ.
  • Bước 4: Đun sôi phần nước luộc gà rồi đổ gạo nếp đã ngâm vào cùng với 1 ít muối. Đun cho tới khi thấy gạo chín nhừ và sánh quyện lại. Chú ý: Lúc này, bạn nên để lửa vừa vì cháo dễ bị trào ra ngoài. Đồng thời thỉnh thoảng dùng đũa khuấy đều nồi cháo để cháo không bị dính vào đáy nồi và cháy.
  • Bước 5: Khi các hạt gạo đã nở bung, cháo sánh lại thì bạn cho thịt gà xé nhỏ vào nồi. Đồng thời nêm nếm gia vị vừa miệng ăn. Sau đó, bỏ cà rốt và hành lá vào nồi, nấu đến khi cà rốt chín là được.
  • Bước 6: Múc cháo ra bát, cho thêm hành lá cùng hạt tiêu để thưởng thức.

Sâu răng có nên ăn thịt gà không, ăn như thế nào cho đúng? – Nấu cháo gà truyền thống

Những người bị sâu răng có thể ăn được cháo gà truyền thống. Bởi thịt gà trong cháo đã được làm chín mềm, dễ nhai nuốt. Nhờ đó, người bệnh có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng mà không lo bị thịt dính vào kẽ răng.

Thông tin liên quan:

Cháo gà truyền thống rất thích hợp cho những người gặp phải các vấn đề răng miệng
Cháo gà truyền thống rất thích hợp cho những người gặp phải các vấn đề răng miệng

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp: ½ bát
  • Gạo tẻ: 1 bát
  • Một con gà: khoảng 1 kg
  • Gia vị: Bao gồm muối, hạt tiêu, nước mắm
  • Gừng, hành lá, tía tô

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm 2 loại gạo trong khoảng một tiếng rồi chắt nước, giã nhỏ. Đem rửa sạch gừng và hành, hành cắt thành khúc, gừng gọt vỏ, đập dập. Gà làm sạch để ráo rồi nhắt gừng và hành vào bụng.
  • Bước 2: Cho gà vào nồi luộc, đun sôi rồi để lửa to khoảng 10 phút. Sau đó, vặn nhỏ lại đun tiếp 30 phút nữa cho gà chín tới.
  • Bước 3: Đến khi gà chín, bạn bắc ra để nguội bớt, xé thịt, bỏ da và xương.
  • Bước 4: Bạn cho thêm 8 bát con nước vào phần nước lược gà, đun sôi lên. Sau đó bỏ gạo vào đun âm ỉ đến khi chín thật nhừ, thỉnh thoảng khuấy đều để cháo không bị cháy. Trong trường hợp cháo đặc quá, bạn có thể cho thêm nước.
  • Bước 5: Khi cháo chín nhừ, bạn cho phần thịt gà xé nhỏ vào và nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Bước 6: Cuối cùng múc cháo ra bát cho hành, tía tô cùng hạt tiêu vào để thưởng thức.

Súp gà

Như đã đề cập ở trên, người bị sâu răng nhẹ có được ăn thịt gà. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chế biến chúng dưới dạng thực phẩm mềm. Một trong những món ăn mà bệnh nhân sâu răng có thể sử dụng là súp gà. Cách chế biến món ăn này cũng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện như sau.

Súp gà là một trong những món ăn dinh dưỡng và an toàn với người bị sâu răng
Súp gà là một trong những món ăn dinh dưỡng và an toàn với người bị sâu răng

Nguyên liệu:

  • Ức gà: 400g
  • Ngô: 2 bắp
  • Trứng gà: 2 quả
  • Nấm hương: 200g
  • Bột năng: 2 muỗng
  • Hành tím: 2 củ
  • Hành lá và ngò
  • Gia vị: Bao gồm hạt nêm, đường, muối, tiêu và dầu mè

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem rửa sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Sau đó, tiến hành sơ chế, bóc vỏ hành tím, đập dập, băm nhuyễn. Hành lá và ngò xắt nhỏ, nấm hương cắt bỏ chân, ngâm nước nóng cho nở rồi thái nhỏ. Tách hạt ngô, trứng gà đập ra, lấy riêng lòng đỏ với lòng trắng. Ức gà rửa sạch cùng nước muối loãng, để ráo. Cuối cùng hòa tan bột năng với 1 chén nước đun sôi để nguội.
  • Bước 2: Cho ức gà vào nồi, đổ ngập nước và cho thêm một chút muối để luộc chín. Khi nước sôi, hớt phần bọt trắng ra và đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Với gà ra để nguội, rồi dùng tay xé thịt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 3: Lấy một nồi nước khác, luộc ngô trong khoảng 10 phút thì vớt ra, để ráo. Phần nước luộc này giữ lại để riêng.
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng thì cho 2 muỗng dầu mè vào. Đợi cho dầu nóng già thì bạn bỏ hành tím đã băm nhỏ vào để phi thơm. Sau đó cho thịt gà đã xé và nấm hương vào chảo xào cùng. Nêm thêm ½ thìa muối, 1 muỗng hạt nêm và đường, đảo đều tay. Xào gà và nấm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 5: Cho phần nước luộc ngô ở bước 3 lên bếp. Nêm thêm 1 thìa các gia vị muối, đường, hạt nêm vào. Khi nước sôi, bạn từ từ cho chén nước bột năng vào, khuấy thật đều tay. Tiếp theo đổ lòng trắng trứng vào nồi một cách chậm rãi. Đồng thời khuấy nhẹ nhàng cho lòng trắng tan ra thành các sợi vân nhỏ. Sau đó, bạn có thể cho ngô, thịt gà và nấm vào nấu cùng.
  • Bước 6: Cuối cùng, bạn bỏ hành ngò đã xắt nhỏ vào nồi súp khuấy đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp, bắc ra để nguội. Múc súp gà ra chén và rắc thêm một chút tiêu để thưởng thức.

Lưu ý khi chế biến thịt gà cho người sâu răng

Người bị sâu răng ăn thịt gà được không thì câu trả lời hoàn toàn là có. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, người bệnh nên lưu ý một số điều sau khi chế biến các món ăn từ thịt gà:

  • Bạn chỉ nên chế biến thịt gà dưới các dạng thức ăn lỏng mềm, dễ nuốt như cháo, súp… Bởi chúng sẽ không gây tác động mạnh tới vị trí bị sâu răng. Đồng thời hạn chế cảm giác đau nhức ở khu vực này.
Bạn chỉ nên chế biến thịt gà dưới dạng cháo, súp… để tránh gây tác động vào chỗ răng sâu
Bạn chỉ nên chế biến thịt gà dưới dạng cháo, súp… để tránh gây tác động vào chỗ răng sâu
  • Nếu định ăn thịt gà khi bị sâu răng, bạn nên lựa chọn những phần thịt mềm, không xương. Điều này sẽ tránh cho răng phải hoạt động nhiều khiến bạn cảm thấy đau đớn.
  • Bạn nên chú ý lựa chọn thịt gà còn tươi ngon, không có mùi hôi để chế biến. Đặc biệt kiểm tra kỹ hạn sử dụng nếu bạn đi mua thịt ở siêu thị. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho cơ thể, tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh việc chế biến thịt gà sao cho đúng, bé bị sâu răng bố mẹ cũng cần quan tâm đến một số điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày để tránh những bệnh lý về răng miệng. Xây dựng thói quen sử dụng chỉ nha khoa nhằm loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng. Đồng thời súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • khi bị sâu răng, bạn nên bổ sung các thực phẩm như rau xanh, hoa quả. Cụ thể như xà lách, khoai lang, cà rốt, diếp cá… Chúng sẽ có công dụng tăng cường tuần hoàn máu ở răng, giảm mảng bám.
  • Kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Đồng thời hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… Bởi những thực phẩm này sẽ hình thành mảng bám trên răng, khiến sâu răng nặng thêm.
  • Tới nha khoa thăm khám và điều trị sớm khi thấy tình trạng đau nhức răng kéo dài.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sâu răng ăn thịt gà được không cũng như chế độ ăn hợp lý trong quá trình này. Ngay khi phát hiện sâu răng, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Từ đó ngăn ngừa những biến chứng răng miệng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Đọc ngay:

Khách hàng sở hữu thẻ ViDental Standard có quyền truy cập thông tin thăm khám tại nha khoa, yêu cầu hỗ trợ ngay cả khi hoàn thiện dịch vụ và có quyền khiếu nại nếu phát hiện sai sót trong quá trình thăm khám. Đối với các vấn đề phát sinh,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hôi miệng hở van dạ dày
Hôi miệng hở van dạ dày có trị khỏi được không? Cách điều trị dứt điểm

Hôi miệng hở van dạ dày là một bệnh lý nhiều người mắc phải tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận biết được...

Phương pháp chữa sâu răng bằng tỏi chỉ nên áp dụng với những trường hợp người bệnh mới bị sâu răng
TOP 4 cách chữa sâu răng bằng tỏi cực đơn giản và hiệu quả

Chữa sâu răng bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng tại nhà. Trong...

Bọc răng sứ trả góp
Review Bọc Răng Sứ Trả Góp Tại Trung Tâm ViDental Clinic

Bọc răng sứ trả góp tại trung tâm ViDental Clinic được xem là giải đáp “cứu nguy” cho những bệnh nhân có nhu cầu phục...

Trồng răng ở đâu tốt nhất tại cả ba miền Bắc Trung Nam
Trồng Răng Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý 15 Địa Chỉ Uy Tín, Giá Cả Phải Chăng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, con người cũng ngày càng quan tâm đến sức khỏe nói chung...

Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém gây ra hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng ở trẻ em: Tìm hiểu nhanh nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Chứng hôi miệng ở trẻ em là mối lo lắng của khá nhiều các bậc phụ huynh. Đây là đối tượng dễ mắc chứng hôi...

Răng Khểnh Là Răng Nào? Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không?
Răng khểnh là răng nào? Có nên nhổ răng khểnh không?

Theo quan niệm của nhiều người, răng khểnh được coi là một chiếc răng “duyên". Nhưng trên thực tế, theo y học nha khoa, răng...

Rơ lưỡi với các nguyên liệu phù hợp với độ tuổi của bé
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì thì an toàn và hiệu quả?

Rơ lưỡi là cách giúp vệ sinh khoang miệng cho trẻ sơ sinh và  phòng ngừa các bệnh răng miệng liên quan. Tuy nhiên, nhiều...

Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua
Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua

Niềng răng Invisalign là phương pháp khá khó, đòi hỏi kỹ thuật cao và đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi. Tuy nhiên, không...