Hỏi Đáp
Tiêu chuẩn AIFC là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho cơ sở nha khoa, đánh giá một nha khoa chất lượng một cách toàn diện. AIFC là tên viết tắt đại diện cho 4 tổ chức lớn, có hệ thống tiêu chuẩn cho nha khoa được nhiều đơn vị trên thế giới áp dụng để vận hành một cơ sở nha khoa an toàn, chất lượng, bao gồm:..

Trồng răng sứ là gì? Giải đáp thắc mắc liên quan nhiều người quan tâm nhất

Trồng răng sứ là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng răng sâu hiệu quả rất phổ biến hiện nay. Phương pháp này vừa điều trị được bệnh lý sâu răng, vừa tạo hình thẩm mỹ cho hàm răng chắc khoẻ và đẹp hơn. Những thông tin chi tiết nhất về quy trình bọc răng sứ cùng những ưu – nhược điểm của phương pháp này sẽ có trong bài viết sau đây.

Tổng quan về phương pháp trồng răng sứ

Nhắc tới tạo hình thẩm mỹ nha khoa, chúng ta không thể bỏ qua phương pháp trồng răng sứ. Đây là phương pháp được ưa chuộng hàng đầu hiện nay, mang lại lợi ích sức khỏe cho nhiều người. Sau đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp này:

làm răng sứ
Khi nào cần làm răng sứ? Làm răng sứ như thế nào?

Trồng răng sứ là gì?

Trồng răng, bọc răng sứ là phương pháp tạo hình thẩm mỹ, phục chế răng ban đầu bằng cách chụp mão sứ lên gốc răng. Kỹ thuật này được thực hiện theo quy trình khá phức tạp, được giám sát tỉ mỉ để đảm bảo kết quả tốt nhất. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện trồng răng bằng sứ cần có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.

Mặc dù không phải là phương pháp điều trị sâu răng triệt để nhất nhưng đây vẫn là lựa chọn hàng đầu. Trồng răng, bọc răng sứ sẽ giúp loại bỏ đáng kể mô răng yếu, ngăn chặn tạm thời vi khuẩn tấn công chân răng và mang lại vẻ đẹp cho hàm răng. Hiện nay, phương pháp này có mặt ở hầu hết bệnh viện và phòng khám nha khoa trên toàn quốc nên những người có nhu cầu dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ này hơn.

Các loại răng sứ

Răng sứ là tên gọi chung của răng giả được làm chủ yếu từ chất liệu sứ. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp trồng răng sứ hiện nay đều sử dụng loại răng hoàn toàn bằng sứ. Một chiếc răng sứ có cấu tạo gồm 2 phần: bề mặt ngoài phủ sứ để tạo hình thẩm mỹ cho răng và khung sườn bên trong của chiếc răng, có thể được làm bằng hợp kim, kim loại hoặc sứ. Mỗi loại răng sứ có đặc điểm riêng về chất liệu, chất lượng và giá thành. Trước khi tiến hành trồng răng, bạn cần lựa chọn loại răng với chi phí phù hợp với tình trạng cụ thể của mình:

Toàn bộ quá trình tư vấn, thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đến từ các quốc gia có nền thẩm mỹ phát triển với HƠN 15 NĂM kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe răng miệng, có đầy đủ kiến thức, chuyên môn được chứng nhận bởi các Hiệp hội nha khoa danh tiếng...
  • Răng sứ hoàn toàn bằng sứ: Giống răng thật 95% và có độ bền cao nhất. Chất liệu sứ cũng thân thiện với sức khỏe con người, rất hiếm có người nào dị ứng với chất liệu này. Nhược điểm lớn nhất của loại răng này là chi phí quá cao.
  • Răng sứ lõi kim loại: Loại răng này có độ bền thấp nhất, phần khung sườn bên trong thường được làm bằng hợp kim niken, coban hoặc crom. Sau một thời gian nhất định, loại răng này thường bị xỉn màu hoặc đen. Bên cạnh đó có khá nhiều người có cơ địa dị ứng với loại răng này.
  • Răng sứ lõi kim loại quý: Loại răng này cũng có độ bền cao, thường được làm từ vàng, platin, palladium… Chi phí trồng răng bằng loại này rất cao và không phải cơ sở nha khoa nào cũng có.
  • Răng sứ lõi titan: Đây là loại răng sứ được dùng phổ biến nhất với chi phí trung bình và độ bền cao.
các loại răng sứ
Răng sứ hoàn toàn bằng sứ có độ bền cao nhất nhưng dễ bị sỉn màu

Những ai nên thực hiện phương pháp này?

Mặc dù là phương pháp thẩm mỹ răng phổ biến bậc nhất hiện nay nhưng không phải ai cũng phù hợp để áp dụng. Phương pháp này phù hợp với những đối tượng sau đây:

  • Người bị mất răng thật do tai nạn, sâu răng… ngoại trừ răng khôn – răng số 8
  • Người bị sâu răng nặng, răng mất 1 phần cấu trúc do sâu hoặc tai nạn, sâu răng vào tuỷ, sâu kẽ răng…
  • Người có đủ điều kiện sức khoẻ bình thường, không mắc các bệnh lý đặc biệt như tim mạch, thiếu máu, cao huyết áp, ung thư, tiểu đường…
  • Người trưởng thành có cấu trúc hàm răng bình thường, khung xương hàm chắc chắn.
  • Phụ nữ đang không mang thai và không trong thời kỳ cho con bú.
  • Phương pháp trồng răng implant không thực hiện cho trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên xương hàm phát triển chưa đầy đủ.

Khi thăm khám nha khoa, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe răng miệng cụ thể và yếu tố sức khỏe toàn diện để đưa ra gợi ý về phương pháp trồng răng phù hợp.

Quá trình trồng răng sứ diễn ra như thế nào?

Làm răng sứ là cả một quá trình từ thăm khám ban đầu, điều trị bệnh lý nếu có, lấy dấu hàm cho tới lắp răng, tái khám định kỳ. Nhìn chung tất cả các nha khoa hiện nay đều thực hiện theo quy trình chuẩn sau đây:

Bước 1: Thăm khám xác định tình trạng răng miệng

Trước khi thực hiện bất cứ phương pháp điều trị hay thẩm mỹ nha khoa nào bạn cũng cần phải thăm khám đầu tiên. Đây là bước bắt buộc phải có trong quy trình trồng răng sứ.

Khi thăm khám, bác sĩ nha khoa sẽ dựa trên chẩn đoán sơ bộ từ việc khám trực tiếp và phim chụp X Quang để xác định tình trạng răng miệng cụ thể của bạn. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn có mắc bệnh lý răng miệng nào cần điều trị trước khi làm răng sứ hay không. Chẳng hạn như bạn bắt buộc phải điều trị viêm tủy răng, nhiễm trùng răng, viêm nha chu, viêm nướu trước khi phục hình bằng răng sứ.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân

Sau khi có kết luận cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với bạn. Việc làm răng sứ sẽ được bắt đầu thực hiện sau khi kết thúc điều trị bệnh lý răng miệng trước đó. Bác sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ và kỹ thuật trồng răng cho bạn lựa chọn. Bạn cần cân nhắc về chất liệu răng, độ bền, chi phí để chọn loại răng thích hợp với điều kiện của bản thân.

thăm khám nha khoa
Bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị

Bước 3: Gây tê vùng răng cần điều trị, mài nhọn răng

Bạn sẽ được vệ sinh cẩn thận khoang miệng, đặc biệt là khu vực răng cần làm lại. Tiếp đó, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho bạn bằng cách bôi thuốc gây tê hoặc tiêm tê tuỳ vào tình hình cụ thể.

Kỹ thuật viên sẽ dùng dụng cụ mài răng để mài nhọn răng cần bọc sứ. Bước này đòi hỏi kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nhất định để đảm bảo mài đúng độ cần thiết, không mài quá nhiều hoặc quá nông làm ảnh hưởng tới chất lượng của răng sứ được bọc vào sau này. Thậm chí có nhiều trường hợp răng thật bị mài quá nhiều tổn thương vào tuỷ.

Bước 4: Lấy dấu hàm răng

Sau khi răng được mài cùi thì bác sĩ sẽ lấy dấu hàm răng của bạn và chuyển sang phòng LAB của nha khoa.Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ dựa trên dấu hàm có sẵn để tạo nên răng sứ phù hợp. Trên dấu hàm có đầy đủ thông tin về hình dáng, chất liệu răng, loại răng, màu sắc răng cụ thể mà bạn đã được tư vấn và lựa chọn trước đó. Thông thường quá trình tạo hình răng sứ mất khoảng 3 ngày – 1 tuần.

Bước 5: Gắn tạm răng giả

Trong thời gian chờ đợi răng sứ được tạo hình và làm hoàn thiện, bạn sẽ được gắn răng giả để đảm bảo không gián đoạn sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn chỉ cần trồng răng sứ số lượng ít, khoảng 1 vài răng và phôi răng có sẵn, không cần chờ nhập khẩu thì có thể không cần gắn răng giả vì chỉ mất 1 – 2 ngày là bạn được gắn răng sứ. Còn nếu thời gian chờ đợi dài hơn, bạn bắt buộc phải gắn tạm răng giả để đảm bảo chức năng nhai.

Bước 6: Gắn răng sứ

Răng sứ hoàn thành sẽ được gắn vào vị trí cần thiết đúng theo kỹ thuật. Răng sứ gắn vào sẽ được cố định bằng chất liệu chuyên dụng. Sau đó, bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra chất lượng của răng sứ và tình trạng sức khỏe răng miệng.

Trồng răng sứ có tốt không? Ưu nhược điểm

Làm răng sứ không còn là phương pháp tạo hình thẩm mỹ xa lạ mà trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ về tính thẩm mỹ và hiệu quả của phương pháp này. Vậy có nên trồng răng sứ không? trồng răng sứ có tốt không? Dựa trên những ưu – nhược điểm cụ thể của phương pháp này bạn sẽ có được câu trả lời cho riêng mình:

Ưu điểm của phương pháp làm răng sứ

Những ưu điểm nổi bật của phương pháp này bao gồm:

  • Tính thẩm mỹ cao: Phương pháp làm răng sứ sẽ giải quyết được vấn đề thiếu thẩm mỹ ở hàm răng hiện tại của bạn. Phương pháp này phù hợp hơn cả với những trường hợp người bị sâu răng ố vàng, sâu răng mẻ răng, vỡ 1 phần răng, nứt răng… Trồng răng giả bằng sứ toàn hàm còn giúp phục hồi vẻ đẹp của toàn bộ hàm răng, mang lại sự tự tin cho bạn. Sau khi làm răng sứ, bạn sẽ có nụ cười tươi tắn và rạng rỡ hơn.
  • Ổn định với độ bền cao: Khi gắn răng sứ, răng sẽ được cố định lại trên cùi răng thật, cố định ở khung hàm, khó có thể trượt ra khỏi vị trí ban đầu được. Hơn nữa, chất liệu sứ có độ bền rất cao. Bạn không cần lo lắng về việc răng giả bằng nhựa dễ bị xô lệch, rụng ra hoặc sứt mẻ trong quá trình ăn uống.
  • Phục hồi các chức năng cơ bản của hàm răng: Răng mới được gắn vào đảm bảo bạn nhai thức ăn tốt hơn. Cùng với đó, giọng nói của bạn cũng sẽ được cải thiện nhờ hàm răng chắc khoẻ, đúng khớp cắn.
  • Hạn chế tình trạng tiêu xương răng gốc: Răng sứ được trồng mới sau quá trình thăm khám và lấy dấu răng thật nên hoàn toàn phù hợp với khung xương hàm của bạn. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy thật sự thoải mái và không hề gợn, cộm như khi sử dụng răng giả bằng nhựa. Khi chụp mũ sứ lên cùi răng thật, bạn còn không phải lo ngại về vấn đề vi khuẩn tấn công cùi răng thật, tái phát các vấn đề nhiễm khuẩn răng trước đó.
ưu điểm khi làm răng sứ
Sau khi làm răng sứ bạn sẽ tự tin hơn với khuôn mặt của mình

Nhược điểm của phương pháp làm răng sứ

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ là chi phí khá cao. Tuỳ thuộc vào chất liệu răng và kỹ thuật trồng răng mà chi phí cụ thể sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân. Tuy nhiên so với các phương pháp làm răng thẩm mỹ khác thì vẫn thuộc mức cao.

Bên cạnh đó, răng sứ được gắn vào hàm còn có nguy cơ bị xỉn màu ở phần cổ răng và chân răng. Đây cũng là nhược điểm khiến nhiều người nghi ngại có nên trồng răng sứ không. Đặc biệt răng sứ có phần khung sườn bằng hợp kim thông thường rất dễ xảy ra tình trạng này.

Trồng răng sứ hết bao nhiêu tiền? Nên làm răng sứ ở đâu?

Chi phí trồng răng sứ hiện nay dao động trong khoảng từ 1.000.000đ – 20.000.000đ tuỳ thuộc vào số lượng răng cần trồng, chất liệu răng và kỹ thuật trồng răng. Trong đó răng giả bằng kim loại quý hiếm và kỹ thuật cấy ghép răng implant có chi phí cao nhất.

Cụ thể chi phí làm răng sứ ở mỗi người phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Kỹ thuật trồng răng giả bằng sứ
  • Chất liệu răng mà người bệnh lựa chọn
  • Số lượng răng cần trồng lại
  • Chi phí điều trị bệnh lý răng miệng
  • Các dịch vụ đi kèm khác

Lựa chọn nơi thực hiện biện pháp trồng răng giả bằng sứ thẩm mỹ cũng là vấn đề nhiều người cần lưu tâm. Vậy làm thế nào để lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ nha khoa tốt nhất, phù hợp nhất với bạn? Những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn chọn lựa dễ dàng hơn cả:

  • Cơ sở nha khoa phải có tên tuổi và địa chỉ rõ ràng, có giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp phép.
  • Bác sĩ tên tuổi, có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị, thẩm mỹ nha khoa.
  • Trang thiết bị y tế đạt chuẩn, hiện đại.
  • Cơ sở nha khoa có các phương pháp tạo hình thẩm mỹ răng mới, cập nhật xu hướng hiện đại và thịnh hành nhất.
  • Dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng đầy đủ, chu đáo.
chi phí làm răng sứ
Cẩn thận khi lựa chọn nơi trồng răng sứ

Lời khuyên của bác sĩ khi trồng răng bằng sứ

Dù có thể thay thế toàn bộ chức năng của răng thật nhưng răng giả bằng sứ vẫn có nguy cơ bị tổn hại và không thể như răng thật khoẻ mạnh được. Vậy nên sau khi trồng răng giả bằng sứ, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Trong 1 – 2 tuần đầu sau khi trồng răng, bạn nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ nhai để giữ cho răng mới được ổn định. Không nên ăn thức ăn cứng, dai, khó nhai nuốt.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng kem đánh răng giàu flour và bàn chải lông mềm. Tốt nhất bạn nên dùng thêm nước súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế tối đa ăn uống các thực phẩm có màu, dễ gây ố vàng, sỉn màu răng như nước ngọt có ga
  • Từ bỏ các thói quen có thể gây ảnh hưởng xấu cho răng miệng như hút thuốc lá, ăn đêm, ăn vặt thường xuyên…
  • Khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và sau đó nên thăm khám nha khoa mỗi 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra chất lượng răng sứ cũng như sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu gặp phải.

Hi vọng rằng với những thông tin chi tiết về phương pháp tạo hình thẩm mỹ nha khoa trồng răng sứ trong bài viết trên đây, bạn sẽ tự tin hơn khi lựa chọn cơ sở nha khoa thực hiện phương pháp này. Bạn hãy đảm bảo rằng thăm khám trực tiếp với bác sĩ giàu kinh nghiệm và lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện phương pháp này hiệu quả nhất.

ArrayArray
Khách hàng sở hữu thẻ ViDental Standard có quyền truy cập thông tin thăm khám tại nha khoa, yêu cầu hỗ trợ ngay cả khi hoàn thiện dịch vụ và có quyền khiếu nại nếu phát hiện sai sót trong quá trình thăm khám. Đối với các vấn đề phát sinh,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viêm nha chu nên ăn gì
Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Viêm nha chu chính là hậu quả của việc chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng sau một khoảng thời gian dài. Song song với...

Sâu răng có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm
Giải đáp cụ thể thắc mắc bị sâu răng có chữa được không?

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ già đến trẻ. Nó không chỉ...

Khách hàng Trần Gia Hân
Tự Tin Làm Điều Mình Thích Sau Khi Dán Răng Sứ Veneer Tại ViDental

“Nhờ dán răng sứ Veneer tại Nha Khoa ViDental, mình từ một cô gái thiếu tự tin, luôn khép mình vì hàm răng không được...

Ê buốt răng khi mang thai
Bị ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng mà nhiều người dễ gặp phải hiện nay. Hiện tượng này được xác định do nhiều...

niềng răng móm
Niềng răng móm là gì? Phương pháp niềng và quy trình thực hiện

Niềng răng móm là hình thức chỉnh nha được áp dụng nhiều nhất cho những ai đang gặp tình trạng này và được xác định...

Răng giúp chúng ta thực hiện nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là ăn nhai
Răng là gì? Cấu tạo, chức năng và cách chăm sóc răng miệng tốt nhất

Răng là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc tổng thể của động vật có xương sống nói chung và của con người...

Tẩy trắng răng là gì, có tốt không?
Tẩy Trắng Răng Có Tốt, An Toàn Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Sở hữu một hàm răng ố vàng, xỉn màu sẽ làm cho nụ cười kém duyên, thiếu tươi tắn hơn. Đây cũng là rào cản...

Răng trẻ mọc lẫy sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi
Răng trẻ mọc lẫy nguy hiểm thế nào? Phương pháp giải quyết tốt nhất

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, các bé trong độ tuổi thay răng có 70% gặp phải hiện tượng răng...